Phân loại thương mại hàng hoá.

Một phần của tài liệu Bai giang KTTM dai cuong (Trang 28 - 30)

Nghiên cứu các cách phân loại thương mại hàng hoá có các ý nghĩa sau:

Trên tầm vĩ mô, giúp cho việc xây dựng các quy định về chính sách, khung khổ

pháp lý để hướng dẫn và điều tiết các hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá cụ thểở phạm vi từng quốc gia, từng khu vực và toàn cầu.

Trên tầm vi mô, các chủ thể kinh doanh đầu tư và sử dụng các nguồn lực trong lĩnh vực thương mại hàng hoá phù hợp với môi trường thể chế.

Thương mại hàng sản xuất, là phản ánh quan hệ mua bán hoặc xuất nhập khẩu các hàng hoá với tư cách là các đầu vào của sản xuất kinh doanh, bao gồm vật tư, nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng…

Thương mại hàng tiêu dùng, là sự trao đổi mua bán hàng lương thực, thực phẩm và hàng công nghiệp tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống và sinh hoạt của con người, nhu cầu tái sản xuất sức lao động.

b. Theo phạm vi trao đổi

Thương mại hàng hoá trong nước, phản ánh quan hệ trao đổi hàng hoá giữa các chủ

thể trong nước tham gia thị trường trong giới hạn lãnh thổ quốc gia. Thương mại hàng hoá trong nước lại được phân nhỏ hơn thành thương mại hàng hoá ở thành thị, nông thôn, miền núi, cửa khẩu, biên giới, các vùng.

Thương mại hàng hoá quốc tế, phản ánh hoạt động trao đổi ngoại thương(XNK) giữa một quốc gia với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới hoặc quan hệ trao đổi giữa các chủ thể thương mại một nước với nước ngoài diễn ra tại lãnh thổ của nước đó. Thương mại hàng hoá quốc tế cũng được phân chia thành thương mại hàng hoá khu vực và toàn cầu.

c. Theo đặc điểm của lưu chuyển hàng hoá

Thương mại hàng hoá bán buôn, là sự trao đổi mua bán hàng hoá giữa các nhà sản xuất với sản xuất, sản xuất với thương nhân hoặc nội bộ thương nhân. Hoạt động bán buôn hàng hoá diễn ra chủ yếu ở các chợ đầu mối, đầu nguồn, các thị trường, trung tâm bán buôn trong nước và quốc tế.

Thương mại hàng hoá bán lẻ, phản ánh quan hệ trao đổi mua bán trực tiếp về hàng hoá giữa những người sản xuất hoặc thương nhân bán lẻ với người tiêu dùng cuối cùng không có sự tham gia của trung gian. Hoạt động mua bán lẻ diễn ra trên thị trường bán lẻ

bao gồm các chợ, cửa hàng chuyên doanh, bách hoá, tổng hợp, các siêu thị, hội chợ,...

d. Theo mức độ rào cản và hướng điều tiết vĩ mô

Thương mại bảo hộ, là trao đổi buôn bán hàng hoá trong trường hợp có hàng rào bảo hộ thông qua thuế quan, trợ cấp hoặc các biện pháp phi thuế, sự nâng đỡ của chính phủ nhằm cản trở hàng hoá nhập khẩu khi thâm nhập vào thị trường quốc nội.

Thương mại tự do, là trao đổi buôn bán hàng hoá có rất ít hoặc không gặp trở ngại nào về rào cản thương mại, tạo thuận lợi cho thương mại của 2 bên được tư do, mở rộng và phát triển. Thương mại tự do thường gắn liền với sự mở cửa về thị trường hàng hoá trong quá trình hội nhập.

e. Theo nhóm hàng kinh doanh

Thương mại hàng nông sản, hàng thuỷ sản, hàng dệt may, hàng giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử,...

Mỗi nhóm hàng đều có đặc điểm riêng, có lợi thế thương mại và vị trí quan trọng khác nhau trong nền kinh tế. Trong mỗi nhóm hàng lại phân ra những mặt hàng cụ thể, trong đó có những mặt hàng chủ yếu. Thông thường những nhóm, mặt hàng chủ yếu

được hiểu là những nhóm, mặt hàng có khả năng cạnh tranh, tỷ trọng thương mại lớn,

đóng góp quan trọng vào quá trình hội nhập thương mại và phát triển.

Một phần của tài liệu Bai giang KTTM dai cuong (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)