0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu có khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu BAI GIANG KTTM DAI CUONG (Trang 34 -35 )

a. Nhóm yếu tố thuộc về nhu cầu nói chung

Nhu cầu là cơ sở của nhu cầu có khả năng thanh toán, do vậy các nhân tốảnh hưởng tới nhu cầu cũng tác động tới quy mô, cơ cấu nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư

và xã hội.

Các yếu tố về dân cư, điều kiện sinh hoạt và lao động của con người: Nhìn chung số

dân càng đông, số người trong mỗi gia đình càng lớn thì nhu cầu về hàng hoá càng tăng. Thay đổi quy mô dân số và số người trong mỗi gia đình còn ảnh hưởng tới cơ cấu nhu cầu có khả năng thanh toán. Thông thường thu nhập thấp, nhưng số dân đông, số thành viên trong gia đình lớn thì hướng chi tiêu cho hàng lương thực, thực phẩm sẽ cao. Trong trường hợp ngược lại, sẽ chi tiêu cho mua hàng phi lương thực, thực phẩm nhiều hơn. Các sở thích, tập quán, thói quen tiêu dùng: Các yếu tố tâm lý, sở thích của con người, tập quán, thói quen tiêu dùng của dân cư, kỳ vọng của người tiêu dùng có thểảnh hưởng theo hướng kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội. Các điều kiện về tự nhiên: Sự biến đổi của môi trường tự nhiên, thời tiết khí hậu…

đều có ảnh hưởng tới nhu cầu và nhu cầu có khả năng thanh toán.

b. Nhóm yếu tố về thu nhập và phân phối thu nhập của dân cư, của xã hội

Thu nhập bằng tiền tăng lên, thì thường nhu cầu có khả năng thanh toán sẽ mở rộng và cơ cấu của nhu cầu cũng thay đổi theo hướng sử dụng nhiều hàng phi lương thực, thực phẩm hơn và ngược lại.

Ngoài ra, hướng sử dụng thu nhập bằng tiền sẽảnh hưởng trực tiếp tới quy mô và cơ

cấu chi tiêu của dân cư, của xã hội để mua hàng hoá trên thị trường. Nếu dân cư giảm dự

trữ hoặc không gửi tiết kiệm tiền mặt thì chi tiêu mua hàng hoá và thanh toán dịch vụ sẽ

tăng lên. Nếu giảm chi tiêu cho dịch vụ thì nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư và xã hội về hàng hoá sẽ tăng và ngược lại.

c. Nhóm yếu tố về sản xuất, cung ứng

Sản xuất và cung ứng có sự phù hợp về quy mô, cơ cấu và chất lượng hàng hoá cũng như tính đều đặn, đảm bảo tiến độ thời gian giao hàng theo yêu cầu của thị trường sẽ làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội và ngược lại.

Hoạt động sản xuất, cung ứng với tính ổn định càng cao và chi phí càng thấp càng kích thích làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán.

d. Nhóm yếu tố về giá cả, thị trường và cạnh tranh

Giá hàng tiêu dùng tăng thông thường làm hạn chế hoặc giảm nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư và ngược lại. Giá các mặt hàng bổ sung gia tăng sẽ không kích thích nhu cầu có khả năng thanh toán. Giá mặt hàng thay thế giảm sẽ làm chuyển dịch nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư sang mặt hàng thay thếđó.

Hạ tầng của thị trường về kỹ thuật, về dân cư và pháp lý, dung lượng thị trường, quan hệ cung cầu, xu hướng cạnh tranh về chất lượng, về dịch vụ hỗ trợ như quảng cáo, tư vấn, giao nhận, … đều ảnh hưởng tới nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư và xã hội.

e. Nhóm yếu tố về chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ

Chính sách của chính phủ có thể điều tiết cung, cầu và mối quan hệ đó, cũng như

giá cả. Xu hướng các tác động từ chính sách vĩ mô của chính phủ là nhằm kích cung hoặc kích cầu và cải thiển mối quan hệđó, bình ổn giá cảđể đáp ứng tốt hơn các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu BAI GIANG KTTM DAI CUONG (Trang 34 -35 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×