Phân loại dự trữ hàng hoá

Một phần của tài liệu Bai giang KTTM dai cuong (Trang 38 - 39)

a. Theo công dụng của hàng hoá dự trữ

Dự trữ hàng sản xuất bao gồm toàn bộ hàng hoá vật tư, nguyên, nhiên phụ liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng, công nghệ... là những “đầu vào” phục sản xuất được lưu thông trên thị trường.

Dự trữ hàng tiêu dùng bao gồm hàng lương thực, thực phẩm và hàng công nghiệp tiêu dùng được lưu thông trên thị trường phục vụ tiêu dùng đời sống dân cư.

b. Theo mục đích sử dụng

Dự trữ thường xuyên bao gồm toàn bộ những hàng hoá thường xuyên phải có bán trên thị trường. Nếu thiếu hàng sẽ gián đoạn lưu thông, gây khó khăn trở ngại cho sản xuất và đời sống (Ví dụ: xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng, lương thực, thực phẩm...).

Dự trữ thời vụ, là những hàng hoá được hình thành ở vào thời vụ của sản xuất và tiêu dùng nhằm tận dụng tối đa các cơ hội trong mua và bán hàng hoá hoặc khắc phục tính thời vụ của sản xuất và tiêu dùng (chẳng hạn, kinh doanh hàng nông sản, hàng thuỷ

sản ở vào mùa thu hoạch, hàng tiêu dùng trong các dịp lễ, tết, … và chính sách vĩ mô của chính phủđối với dự trữ lưu thông đối với các mặt hàng có tính thời vụđó) .

Dự trữ bảo hiểm là loại dự trữđề phòng những rủi ro, bất trắc xảy ra (chẳng hạn, do bán nhanh hết hàng, do vận chuyển hàng đến chậm, do thiên tai, do chiến tranh ...).

c. Các phân loại khác (theo quy mô, thời gian, hình thức biểu hiện và sự vận động của dự

trữ)

Theo quy mô gồm có dự trữ thấp nhất, cao nhất và bình quân. Theo thời gian gồm có dự trữ đầu kỳ, cuối kỳ. Theo hình thức biểu hiện có dự trữ hiện vật, trị giá dự trữ và thời gian (số ngày) dự trữ hàng hoá. Theo quá trình vận động gồm hàng hoá dự trữ trong

các kho hàng, hàng hoá đang trên đường đi, hàng gửi bán hoặc quảng cáo tại các hội chợ

thương mại.

Một phần của tài liệu Bai giang KTTM dai cuong (Trang 38 - 39)