Do năng lực cạnh tranh trong nước về hàng hoá còn hạn chế.
Do yêu cầu bảo vệ sản xuất nội địa đối với các ngành, nhóm hàng nhạy cảm, ngành sản xuất non trẻđòi hỏi phải có sự hỗ trợ trong nước.
Do yêu cầu khác (về an ninh kinh tế, vấn đề việc làm và thất nghiệp).
3.3.2.2. Các biện pháp và rào cản của chính sách bảo hộ trong thương mại hàng hoá
Bảo hộ hàng hoá trong nước tránh sự thâm nhập của hàng nhập khẩu bao gồm nhiều hình thức khác nhau như thuế, trợ cấp, lãi suất, thưởng và hỗ trợ tài chính khác. Đồng thời chính phủ các nước có thể sử dụng các hình thức phi kinh tếđể hạn chế hàng nhập khẩu trong những trường hợp cần thiết, nhất là các nước đang phát triển, chưa là thành viên của WTO.
Biện pháp của chính sách bảo hộ thông qua thuế suất cao là biện pháp có tính ngăn chặn, trong khi đó trợ cấp trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp có tác dụng nâng đỡ để nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá trong nước nhờ chính sách của chính phủ. Các công cụ phi thuế tuy không phải là quy tắc của GATT đưa ra, nhưng những thành quả của đàm phán thời gian qua của WTO theo quy tắc thứ 2 đang làm thay đổi cách thức bảo hộ hàng hoá trong nước. Đó là sự chú trọng bảo vệ sản xuất nội địa thông qua các biện pháp phi thuế như rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, các thủ tục hành chính, pháp lý và điều kiện thương mại khác.
3.3.2.3. ảnh hưởng và hạn chế của chính sách bảo hộ trong thương mại hàng hoá
Tác động tích cực: Bảo vệ ngành sản xuất mới, non trẻ, các ngành nhạy cảm và liên quan tới an ninh kinh tế và an ninh quốc gia. Bảo vệ lợi ích kinh doanh nhỏ và quyền lợi người tiêu dùng. Chuẩn bị các điều kiện cho hội nhập và cạnh tranh.
Hạn chế: Bóp méo thương mại và cạnh tranh, phân biệt đối xử. Có nguy cơ tạo nên sự trì trệ, thiếu năng động, không thúc đẩy đổi mới và phát triển nếu bảo hộ không hợp lý, không có giới hạn.
3.3.3. Xu hướng cơ bản về hội nhập trong thương mại hàng hóa quốc tế
3.3.3.1. Đơn phương mở cửa thị trường, hợp tác song phương và tự do hoá thương mại hàng hoá mại hàng hoá
Một số nước phát triển đơn phương mở cửa thị trường, tự do hoá thương mại trên cơ
sở các mối quan hệ hợp tác song phương. Họ khởi xướng và kêu gọi các nước đang phát triển noi gương họ và tham gia vào quá trình này để tìm kiếm lợi ích. Họở thế mạnh nên thường áp đặt luật choiư trong quá trình tổ chức lại thị trường trong phạm vi toàn cầu.
Quan hệ thương mại giữa các nước là quan hệ song phương theo xu hướng này thường được thể hiện trong các hiệp định thương mại hoặc hiệp định thương mại tự do.