Năng suất và khả năng hoàn trả dinh d−ỡng cho đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cây trồng ngắn ngày và cây phủ đất xen giữa các hàng cao su trên vườn cao su nông hộ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại tỉnh daklak (Trang 121 - 125)

- Nhóm cây thân đứng

3.3.6. Năng suất và khả năng hoàn trả dinh d−ỡng cho đất

mòn... Thân, lá cây phủ đất sẽ hoàn trả lại cho đất một nguồn dinh d−ỡng rất lớn nếu đ−ợc cày vùi. Chúng tôi theo dõi năng suất chất xanh, năng suất chất khô, đồng thời thông qua hàm l−ợng dinh d−ỡng trong thân lá của cây phủ đất để l−ợng tính khả năng hoàn trả dinh d−ỡng cho đất của các cây phủ đất. Kết quả thể hiện ở bảng 3.27 và 3.28.

Bảng 3.27: Năng suất và khả năng hoàn trả dinh d−ỡng cho đất

của cây phủ đất thân bò

Năng suất (tấn/ha) L−ợng dinh d−ỡng hoàn trả cho đất (kg/ha) Công thức Chất xanh Chất khô N P 2O5 K2O CaO MgO CT2 9,27 2,09 79,00 11,20 19,31 23,99 12,48 CT3 6,87 1,66 60,76 8,22 13,94 16,73 8,81 CT4 10,86 2,77 90,58 16,17 23,27 21,71 16,55 CT5 9,95 2,42 83,01 13,47 21,20 21,00 13,66

Bảng 3.28: Năng suất và khả năng hoàn trả dinh d−ỡng cho đất

của cây phủ đất thân đứng

Năng suất (tấn/ha) L−ợng dinh d−ỡng hoàn trả cho đất (kg/ha) Công thức Chất xanh Chất khô N P 2O5 K2O CaO MgO CT2 13,52 3,53 127,79 29,27 35,16 27,18 18,16 CT3 17,88 4,52 156,84 39,02 43,39 39,22 26,26 CT4 20,15 5,40 164,70 32,40 46,66 62,74 38,85 CT5 12,67 3,32 113,88 20,68 31,08 37,64 20,94

chất xanh và năng suất chất khô của nhóm cây phủ đất thân đứng cao hơn nhóm cây thân bò nên khả năng hoàn trả chất dinh d−ỡng cho đất của nhóm cây phủ đất thân đứng cao hơn nhóm cây thân bò.

Năng suất chất xanh, năng suất chất khô và khả năng hoàn trả chất dinh d−ỡng cho đất của nhóm cây thân bò đ−ợc xếp theo thứ tự sau: CT4 > CT5 > CT2 > CT3.

Năng suất chất xanh, năng suất chất khô và khả năng hoàn trả chất dinh d−ỡng cho đất của nhóm cây thân đứng đ−ợc xếp theo thứ tự sau: CT4 > CT3 > CT2 > CT5.

Nh− vậy trồng cây đậu mèo trên v−ờn cao su kiến thiết cơ bản ở vùng đất nghèo dinh d−ỡng, ngoài khả năng cải thiện lý hóa tính đất còn có khả năng cung cấp dinh d−ỡng cho đất nh− sau: 90,58 kg N; 16,17 kg P2O5; 23,27 kg K2O; 21,71 kg CaO và 16,55 kg MgO trên một ha.

Đối với cây thân đứng, cây cốt khí chiếm vị trí đầu bảng về khả năng hoàn trả chất dinh d−ỡng cho đất: 164,70 kg N; 32,40 kg P2O5; 46,66 kg K2O; 62,74 kg CaO và 38,85 kg MgO trên một ha.

3.3.7. Khả năng thu nhập trồng xen cây phủ đất trong v−ờn cao su trên

nền đất nghèo dinh d−ỡng

Bảng 3.29: Hiệu quả trồng xen cây phủ đất trong v−ờn cao su trên đất nghèo dinh d−ỡng

Hạng mục Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba Có trồng cây phủ đất - Đầu t− 1.385 650 500 - Thu hồi 650 650 650 Không trồng cây phủ đất - Đầu t− 620 620 620 Lãi do trồng cây phủ đất -115 620 770 Đơn vị tính: 1000đ

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ tính toán chi phí đầu t− trực tiếp trồng và khoản thu nhập từ hạt cây phủ đất. Sau khi cân đối thu - chi, chúng tôi so sánh với chi phí đầu t− cho v−ờn cao su làm cỏ bằng thủ công, kết quả thể hiện ở bảng 3.29.

Chi phí đầu t− cho 1 ha cao su không trồng cây phủ đất từ năm thứ nhất đến năm thứ ba là 620.000 đồng bao gồm công làm cỏ và công chăm sóc.

Chi phí đầu t− trồng cây phủ đất năm đầu tiên là 1.385.000 đồng/ha. Chi phí đầu t− giảm dần qua các năm, năm thứ hai là 650.000 đồng/ha, năm thứ ba là 500.000 đồng/ha.

Năm đầu tiên trồng cây phủ đất phải đầu t− thêm 115.000 đồng/ha so với không trồng cây phủ đất.

Năm thứ hai và năm thứ ba lãi do thu hoạch hạt giống và giảm chi phí đầu t−. Năm thứ hai tiết kiệm đ−ợc công chăm sóc là 620.000 đồng/ha, năm thứ ba là 770.000 đồng/ha.

Ngoài ra, trồng cây phủ đất còn mang lại lợi nhuận rất lớn từ l−ợng dinh d−ỡng mà chúng hoàn trả lại cho đất v−ờn cao su hàng năm. Chúng tôi quy đổi l−ợng dinh d−ỡng của cây phủ đất thành phân bón và −ớc tính giá trị của hai nhóm cây phủ đất nh− sau: (phụ bảng 4.5)

* Trồng nhóm thân bò cung cấp cho đất l−ợng dinh d−ỡng t−ơng đ−ơng 547.000 đồng/ha/năm ở công thức trồng cây đậu ma (CT3) [t−ơng ứng với 132 kg urê; 51,38 kg lân Văn Điển và 23,24 kg kali clorua] đến 852.000 đồng/ha/năm ở công thức trồng cây đậu mèo (CT4) [t−ơng ứng với 196,91 kg urê; 101,05 kg lân Văn Điển và 38,78 kg kali clorua].

* Trồng nhóm thân đứng cung cấp cho đất l−ợng dinh d−ỡng t−ơng đ−ơng 1.081.000 đồng/ha/năm ở công thức trồng cây fleimingia (CT5) [t−ơng ứng 247,57 kg urê; 129,24 kg lân Văn Điển và 51,80 kg kali clorua] đến 1.587.000 đồng/ha/năm ở công thức trồng cây cốt khí (CT4) [t−ơng ứng với 358,04 kg urê; 202,52 kg lân Văn Điển và 77,76 kg kali clorua].

Tóm lại, trong điều kiện sinh thái tại Trung tâm Đăk R’Lấp trồng cây cốt khí mang lại hiệu quả cao nhất, vì nó vừa có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn, nâng cao độ phì cho đất cao hơn so với các cây phủ đất khác và đối chứng. Diễn biến hàm l−ợng dinh d−ỡng trong đất cao su trồng xen cây cốt khí sau 25 tháng nh−: mùn (3,50 %); đạm (0,18%); lân dễ tiêu (7,22 mg/100g đất) và kali dễ tiêu (7,12 mg/100g đất) so với làm cỏ theo quy trình là: 2,85%; 0,11%; 4,87 mg/100g đất và 5,52 mg/100g đất. Sinh tr−ởng v−ờn cây v−ợt trội, chu vi thân cây cao su là 12,33cm (trồng xen cây cốt khí) so với đối chứng là 8,08cm (làm cỏ theo quy trình).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cây trồng ngắn ngày và cây phủ đất xen giữa các hàng cao su trên vườn cao su nông hộ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại tỉnh daklak (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)