Nguyên tắc trồng xen hoa màu, l−ơng thực trong v−ờn cao su

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cây trồng ngắn ngày và cây phủ đất xen giữa các hàng cao su trên vườn cao su nông hộ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại tỉnh daklak (Trang 38 - 42)

- Chất l−ợng v−ờn cây năm

1.4.5.1. Nguyên tắc trồng xen hoa màu, l−ơng thực trong v−ờn cao su

Cây cao su th−ờng đ−ợc trồng theo khoảng cách hàng cách hàng từ 6 - 7 m và giai đoạn kiến thiết cơ bản th−ờng phải kéo dài 6 - 7 năm, trong khoảng thời gian này cây cao su ch−a phát triển đầy đủ về kích th−ớc. Nh− vậy, đặc thù của v−ờn cao su trồng thuần trong thời kỳ kiến thiết cơ bản là có một khoảng thời gian dài v−ờn cây không cho thu hoạch và khoảng không gian trống giữa các hàng cao su ch−a khép tán. Ta có thể trồng xen các cây hoa màu, l−ơng thực hoặc trồng các cây thảm phủ. Theo quy trình kỹ thuật trồng,

chăm sóc cây cao su của Tổng công ty cao su Việt Nam (1997) [33], khi trồng xen trong v−ờn cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:

- Có thể trồng xen cây họ đậu, lúa giữa hàng cao su trong 3 năm đầu để tận dụng đất, tạo nên một phần thu nhập cho công nhân hay các tiểu chủ trong khi chờ đợi cây cao su cho mủ, kết hợp chống xói mòn, diệt cỏ dại.

- −u tiên chăm sóc cây cao su, đảm bảo cây trồng xen không ảnh h−ởng xấu đến cây cao su và không là ký chủ của những mầm bệnh của cây cao su.

- Phải bón phân cho cây trồng xen, luân canh hợp lý hàng năm cây trồng xen và dùng các tàn d− thực vật sau khi thu hoạch để tủ gốc cho cây cao su, làm phân hữu cơ.

- Trên đất bạc màu phải trồng xen cây phân xanh hoặc cây họ đậu để cải tạo đất ngay từ năm đầu. Trên diện tích có xen canh l−ơng thực thì năm thứ 4 chuyển sang trồng cây phân xanh.

- Khoảng cách trồng xen:

+ Trồng xen đậu, lúa: Năm thứ nhất, trồng xen cách hàng cao su mỗi bên 1m đối với cây đậu và 1,5 m đối với lúa. Năm thứ hai và năm thứ ba, trồng cách hàng cao su tối thiểu 1,5 m.

+ Trồng xen cây phủ đất họ đậu: Chọn các loại cây họ đậu nh− Calo.C (Calopogonium caerulum), đậu lông (Calopogonium mucunoides), đậu kudzu (Pueraria phaseoloides), đậu ma (Centrosema pubescens), đậu mèo

(Mucuna cochinchinensis) để trồng xen giữa hàng và cách gốc cao su 1,5 m. Có thể trồng thuần hoặc hỗn hợp một số cây họ đậu với nhau để bổ sung và phát huy tối đa tác dụng của thảm phủ và phòng chống cháy trong mùa khô [3], [24], [32], [33].

1.4.5.2. Trồng xen hoa màu, lơng thực trong vờn cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản thiết cơ bản

loại cây hoa màu l−ơng thực trên v−ờn cao su trong 3 năm đầu của thời kỳ kiến thiết cơ bản nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt về l−ơng thực. Từ đó tới nay việc trồng xen các loại cây hoa màu, l−ơng thực đã đ−ợc công nhân nông tr−ờng và các chủ v−ờn cao su tiểu điền áp dụng với nỗ lực tận dụng đất đai và nguồn nhân công gia đình để nâng cao thu nhập [2], [7], [16].

Trong số các loại cây trồng xen có lúa cạn, lạc, đậu xanh, đậu t−ơng, ngô, sắn, khoai lang, đu đủ, bí ngô, dứa, chuối và sả. Lúa cạn, ngô, lạc và đậu xanh chiếm đa số diện tích trồng xen. Cây sắn đ−ợc trồng nhiều trong các v−ờn cao su tiểu điền nh−ng không đ−ợc phép trồng xen ở các nông tr−ờng vì nó cạnh tranh dinh d−ỡng với cao su, mặc dù các công trình của Pushparajah và Tan (1970) [66] chỉ ra tác động có hại của cây sắn có thể hạn chế đ−ợc nhờ bón phân bổ sung và trồng xa cao su với khoảng cách thích hợp. Số vụ trồng xen có thể 1 hay 2 tùy thuộc vào l−ợng m−a, giá cả và độ phì nhiêu của đất. Các cây trồng xen có thể đ−ợc trồng d−ới hình thức đơn canh, xen canh (lúa hoặc đậu + ngô) hoặc luân canh (lúa/đậu). Lựa chọn loại cây trồng xen tùy thuộc vào một số yếu tố, trong đó giá cả và chi phí đầu vào đóng vai trò quan trọng [60].

Theo Ngô Văn Hoàng (1979) [15] việc trồng xen các loại cây hoa màu, l−ơng thực trong 3 năm đầu của v−ờn cao su kiến thiết cơ bản th−ờng dẫn tới thoái hóa đất v−ờn cây.

Lại Văn Lâm và cộng sự (1996) [60] thấy rằng việc sử dụng phân bón bổ sung cho cây trồng xen, độ phì đất đai sẵn có trên v−ờn cao su cũng nh− các biện pháp nông học khác có tác dụng cải thiện năng suất cây trồng xen, từ đó mà cải thiện thu nhập của công nhân cao su, mặc dù lợi tức thu đ−ợc từ mỗi loại cây có thể thay đổi do sự biến động về giá cả.

Tại Indonesia (1989) [83], xen canh bắp - lúa cạn, đậu nành - đậu bò trong cao su, sản phẩm thu đ−ợc từ các loại cây trồng là khác nhau. Năng suất lúa cạn giảm từ 1.950 kg/ha (năm thứ nhất) xuống 657 kg/ha (năm thứ 2) và

171 kg/ha (năm thứ 3). Năng suất ngô tăng từ 295 kg/ha trong năm thứ nhất lên 996 kg/ha trong năm thứ 3. Đậu t−ơng có năng suất cao nhất ở năm thứ 2 là 657 kg/ha. Nói chung thu nhập các sản phẩm phụ cũng rất đáng kể.

Nghiên cứu của Trần Ngọc Duyên (1994) [7], Hoàng Thị L−ơng (1995) [19] ở DakLak cho thấy trồng xen giống lúa cạn địa ph−ơng trong cao su kiến thiết cơ bản làm giảm độ phì đất, và năm thứ 4 trở đi bị lỗ vốn. Các cây đậu đỗ trồng xen tuy có mang lại lợi nhuận khi cao su còn nhỏ (ở tuổi KTCB 1, KTCB 2 và KTCB 3) nh−ng không cải thiện đáng kể hoá tính đất. Các cây l−ơng thực đậu đỗ trồng xen không ảnh h−ởng tới sinh tr−ởng của cao su.

Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Công Trực (2000) [35] trồng xen hoa màu l−ơng thực trong v−ờn cao su kiến thiết cơ bản có tác dụng giảm l−ợng đất bị xói mòn, đồng thời thu đ−ợc sản phẩm cây trồng xen rất đáng kể: lúa (7,35 tạ/ha/năm); ngô (17,8 tạ/ha/năm) và lạc (5,8 tạ/ha/năm).

Đinh Xuân Tr−ờng (2000) [39] xây dựng mô hình xen canh trên v−ờn cao su nông hộ ở Vĩnh Linh (Quảng Trị), Gia Huynh, Suối Kiết (Bình Thuận) cho thấy các nông hộ trồng cao su có thu nhập thêm rất đáng kể. Lợi nhuận thu từ ngô, khoai từ, lạc, d−a, bí đỏ trồng xen trong cao su kiến thiết cơ bản đạt bình quân 1.500.000 đồng/ha/năm.

Nguyễn Gia Quốc (1997) [27] đã tính toán hiệu quả kinh tế từ nhiều thí nghiệm trồng xen cây ngắn ngày trên v−ờn cao su kiến thiết cơ bản trong giai đoạn 1991-1994 ở vùng Đông Nam bộ. Kết quả cho thấy việc trồng xen các giống lúa cạn địa ph−ơng nh− NgoCang trên đất đỏ ở Đồng Nai và Ph−ớc Long, không bón phân hoặc bón phân liều thấp (mức F1) thì chỉ thu đ−ợc lãi ở năm đầu tiên. Việc trồng các giống lúa và ngô kết hợp với bón phân mức F2 hoặc F3 vẫn có thể lãi khi cao su ở năm kiến thiết cơ bản thứ 3.

Phạm Văn Hiền (1998) [13] thử nghiệm so sánh 6 mô hình trồng xen hoa màu, l−ơng thực trong cao su kiến thiết cơ bản tại Buôn Sút M'r−, huyện C− M'gar, tỉnh DakLak cho rằng các cây trồng xen không ảnh h−ởng xấu đến

dinh d−ỡng đất, không tác động xấu đến sinh tr−ởng của cây cao su đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế hơn đất bỏ hoang giữa hai hàng cao su. Trong đó mô hình 1 (vụ 1 trồng đậu xanh + 2 hàng ngô, vụ 2 trồng lạc) mang lại lợi nhuận cao nhất là 5,5 triệu đồng/ha/năm; mô hình 4 (vụ 1 trồng đậu xanh + 5 hàng ngô, vụ 2 trồng đậu đỏ) có lợi nhuận 5,26 triệu đồng/ha/năm và mô hình 3 (vụ 1 trồng đậu t−ơng + 5 hàng ngô, vụ 2 trồng lạc) có lợi nhuận 4,1 triệu đồng/ha/năm.

Trạm nghiên cứu Sembawa (2002) [73] đ−a ra ba b−ớc để phát triển hệ thống canh tác trên nền cao su nhằm tăng thu nhập cho các nông hộ cao su ở Indonesia nh− sau:

1. Cung cấp các vật liệu giống cần thiết thông qua những nhóm nông dân.

2. Phát triển các hợp phần công nghệ trồng xen trong v−ờn cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản.

3. Khảo sát quy mô tối −u cho hệ thống canh tác trên nền cao su.

Kết quả cho thấy rằng những ng−ời nông dân có thể mua giống rẻ hơn thông qua những nhóm khoảng 10 - 15 ng−ời. Cây l−ơng thực và cây trong v−ờn nhà cũng có thể trồng xen trong v−ờn cao su mà không ảnh h−ởng đến sự phát triển của cao su. Hệ thống canh tác trên nền cao su tối −u cho mỗi nông hộ là trồng 1,4 ha cao su (dòng vô tính PR 261); 0,5 ha cây l−ơng thực và nuôi 3 con bò. Hệ thống canh tác này cần 630 công/năm và tạo ra thu nhập 4.751,291 Rp/năm (2.000 USD/năm).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cây trồng ngắn ngày và cây phủ đất xen giữa các hàng cao su trên vườn cao su nông hộ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại tỉnh daklak (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)