Tình hình ứng dụng kỹ thuật chăm sóc cao su nông hộ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại DakLak

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cây trồng ngắn ngày và cây phủ đất xen giữa các hàng cao su trên vườn cao su nông hộ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại tỉnh daklak (Trang 62 - 64)

- Lịch sử hơn 100 năm phát triển cao su trên thế giới đã chứng minh rằng việc sử dụng một bộ giống thích nghi ở từng địa ph−ơng là một tiền đề kỹ

3.1.3.Tình hình ứng dụng kỹ thuật chăm sóc cao su nông hộ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại DakLak

kiến thiết cơ bản tại DakLak

Cao su nông hộ ở DakLak phát triển một cách tự phát, song đến nay một số kỹ thuật tiến bộ trong ph−ơng pháp trồng mới, ph−ơng pháp bón phân, trồng xen hoa màu, l−ơng thực trong v−ờn cao su ở thời kỳ KTCB, diệt cỏ bằng hóa chất... đã đ−ợc các nông hộ ứng dụng khá phổ biến (bảng 3.3).

Bảng 3.3: Tình hình ứng dụng kỹ thuật chăm sóc cao su của các nông hộ

Stt Kỹ thuật Diện tích (ha) %

1 Biện pháp trồng - Stupms 10 2.564,30 84,78 - Bầu cắt ngọn 248,43 8,21 - Stumps bầu 212,00 7,01 2 Làm cỏ hàng - Thủ công 1.894,70 62,64 - Cơ giới 487,60 16,12 - Hóa chất 624,43 21,24 3 Bón phân - Bằng quy trình 1.787,20 59,09 - ít hơn quy trình 1.207,31 39,91 - Chẩn nghiệm dinh d−ỡng 30,22 1,00 Theo Đinh Xuân Tr−ờng (1997) [36], [37] tại Bình D−ơng, đến năm

1996 vẫn còn khoảng 10% diện tích cao su áp dụng biện pháp trồng hạt ghép tại lô. Đây là biện pháp trồng cao su cổ điển có nhiều nh−ợc điểm. Các nông hộ tại DakLak đã loại bỏ biện pháp trồng hạt ghép tại lô. Trong 3.024,73 ha cao su nông hộ hiện nay có khoảng 84,78% diện tích trồng bằng stumps 10 tháng tuổi, khoảng 15,22% diện tích còn lại trồng bằng bầu cắt ngọn và stumps bầu 3 tầng lá. Diện tích trồng dặm đều áp dụng biện pháp trồng bằng bầu cắt ngọn và stumps bầu 3 tầng lá. Mặc dù áp dụng biện pháp trồng tiến bộ nh−ng các nông hộ ch−a chú trọng đến chất l−ợng cây giống. Phần lớn các nông hộ trồng cây giống ch−a đạt tiêu chuẩn nh− đ−ờng kính stumps nhỏ, chiều dài rễ cọc ngắn, mắt ghép ch−a liền da... làm giảm tỷ lệ cây sống và tỷ lệ cây ghép sau khi trồng. Mắt ghép trên những gốc stumps không đạt tiêu chuẩn th−ờng nảy chồi chậm và không đều, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản hạn chế sinh tr−ởng và độ đồng đều v−ờn cao su tại DakLak.

Kỹ thuật làm cỏ trên hàng cao su đ−ợc vận dụng khác nhau tùy theo điều kiện từng nông hộ. Khoảng 62,64% diện tích cao su nông hộ làm cỏ bằng thủ công, chủ yếu là các nông hộ có diện tích nhỏ hơn 4 ha và một số hộ có diện tích lớn hơn 4 ha. Khoảng 16,12% diện tích làm cỏ bằng máy cày tay, hình thức này th−ờng đ−ợc các nông hộ có diện tích lớn hơn 4 ha vận dụng. Khoảng 21,24% diện tích cao su có nhiều cỏ tranh, các nông hộ đã dùng hóa chất để diệt cỏ trên hàng. Cỏ dại là mối lo ngại lớn của các nông hộ trồng cao su tại DakLak. Trong mùa m−a, cỏ dại phát triển lấn át, tranh chấp dinh d−ỡng với cây cao su. Trong mùa khô, cỏ dại chết khô rất dễ gây cháy v−ờn cao su. Do đó cần nghiên cứu biện pháp diệt cỏ hữu hiệu giúp các nông hộ nâng cao chất l−ợng v−ờn cao su.

Các nông hộ bón phân cho cao su th−ờng căn cứ theo quy trình bón phân của Tổng công ty cao su Việt Nam. Tùy theo khả năng từng hộ, l−ợng phân bón có thể bằng hoặc thấp hơn quy trình. Khoảng 59,09% diện tích cao su bón đúng l−ợng phân theo quy trình, khoảng 39,91% diện tích bón phân ít

hơn quy trình. Công thức bón phân theo quy trình chỉ phù hợp cho một giống, một vùng trồng theo từng năm tuổi. Song các nông hộ ở các vùng khác nhau, trồng những giống khác nhau đã vận dụng chung một công thức bón phân, thậm chí cắt giảm l−ợng phân. Điều này cho thấy việc sử dụng phân bón cho cao su KTCB của các nông hộ không hợp lý, có thể gây mất cân đối dinh d−ỡng trong đất và ảnh h−ởng xấu đến sinh tr−ởng v−ờn cây. Ph−ơng pháp bón phân theo chẩn nghiệm dinh d−ỡng mới đ−ợc 5 nông hộ thực hiện trên diện tích 30,22 ha tại Nông tr−ờng C− M'gar và Trung tâm Ea H'ding.

Tóm lại các nông hộ tại DakLak đã biết áp dụng biện pháp trồng mới bằng stumps 10 tháng tuổi, loại bỏ ph−ơng pháp trồng hạt ghép tại lô. Tuy nhiên điều kiện và khả năng thâm canh v−ờn cao su kiến thiết cơ bản của các nông hộ còn nhiều bất cập chỉ đáp ứng đ−ợc khoảng 60% so với yêu cầu quy trình kỹ thuật của Tổng công ty cao su Việt Nam, sẽ ảnh h−ởng đến chất l−ợng v−ờn cao su kiến thiết cơ bản là điều không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cây trồng ngắn ngày và cây phủ đất xen giữa các hàng cao su trên vườn cao su nông hộ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại tỉnh daklak (Trang 62 - 64)