0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở chó

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÍ CỦA BỆNH VIÊM RUỘT ỈA CHẢY Ở CHÓ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ (Trang 44 -44 )

2. Tổng quan tài liệu

2.4. Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở chó

Bệnh viêm ruột ỉa chảy th−ờng xảy ra ở chó, đặc biệt đối với chó con, bệnh diễn biến nhanh, với triệu chứng lâm sàng nôn mửa, ỉa chảy; ỉa nhiều lần trong ngày và có thể gây chết 70 - 80% chó mắc bệnh.

ỉa chảy có thể do viêm ruột non hoặc ruột già và th−ờng xảy ra cấp tính hoặc mạn tính.

* ỉa chảy cấp tính do viêm ruột non:

ỉa chảy cấp tính do viêm ruột non th−ờng kéo dài ít nhất là trong 48 giờ. Phân ít khi có niêm dịch, nh−ng th−ờng có máu trong phân, chó th−ờng ăn kém hoặc bỏ ăn, phân có màu nâu hoăc đỏ nâu.

* ỉa chảy mạn tính do viêm ruột non

ỉa chảy mạn tính do viêm ruột non th−ờng kéo dài từ 7-10 ngày hoặc kéo dài hơn. Chó th−ờng đi ỉa với một l−ợng phân lớn, lỏng và đi ỉa 2-3 lần trong một ngày. Phân có màu nâu, trừ khi có máu trong phân thì phân có màu đen.

Một vấn đề quan trọng cần phải chú ý là chó con có thể nhiễm bệnh cao hơn so với chó tr−ởng thành. Do vậy, đối với chó con nên đ−ợc theo dõi và chăm sóc cẩn thận.

Đ3 có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh viêm ruột ỉa chảy ở chó; những khiếm khuyết trong thức ăn, nuôi d−ỡng, tác động của vi khuẩn và vius, vai trò của ký sinh trùng và các yếu tố stress.

Theo Murdoch D. B. (2002) [48] có rất nhiều nguyên nhân gây viêm ruột ở chó, nh−ng th−ờng bao gồm vi khuẩn, vius, nội ký sinh trùng và các yếu tố stress. Viêm ruột ỉa chảy cũng có thể do độc tố của thức ăn, những thức ăn này đ−ợc do chó ăn hay do dị ứng. Một sự thay đổi về thức ăn cho chó cũng có thể gây viêm ruột ỉa chảy. Sự rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là rối loạn chức năng gan và tụy có thể gây viêm ruột ỉa chảy.

Kết quả nghiên cứu của Brockman D. C (2003) [51] cho thấy: viêm ruột ỉa chảy ở chó do nội ký sinh trùng gây ra th−ờng kéo dài và trở thành mạn tính. Cho nên việc xét nghiệm để tìm ra nội ký sinh trùng có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị bệnh.

Ngày càng có nhiều tài liệu chứng tỏ khi rối loạn tiêu hoá - môi tr−ờng thay đổi, hệ vi khuẩn gây bệnh ở đ−ờng ruột sẽ bội nhiễm và sản sinh độc tố tác động vào niêm mạc ruột, làm viêm sâu thêm, quá trình bệnh lí càng trở nên trầm trọng.

Johnston K. và cộng sự (2003) [48] nghiên cứu một số vi khuẩn đ−ờng ruột th−ờng gặp ở chó khoẻ mạnh và chó viêm ruột ỉa chảy cho thấy: th−ờng xuyên có các loại vi khuẩn (Salmonella enteritidis, S.paratiphy A và B, S.murium, nhóm vi khuẩn yếm khí- Clostridium perigens necrophorus, nhóm tụ cầu và liên cầu khuẩn - Staphylococus aureus và Streptococus fealis, Staphylococus pyogene,...) ở trong đ−ờng tiêu hoá của chó. Khi chó mắc bệnh viêm ruột ỉa chảy xuất hiện hiện t−ợng loạn khuẩn.

Trong quá trình nghiên cứu viêm ruột ỉa chảy ở chó, Barry A.P và Levett P. N, (2002) [52] cho thấy: Bệnh viêm ruột ỉa chảy tiến triển rất nhanh , với thời gian nung bệnh 1-2 ngày, chó ăn ít hoặc bỏ ăn, mệt mỏi, uống n−ơc nhiều, thân nhiệt tăng (39,5o - 40o), đặc biệt khi nhiễm Salmonella Staphylococus và Clostridium perfingens, chó sốt rất cao (41,5o) và kéo dài trong vài ngày.

3. đối t−ợng - địa điểm- nội dung

và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1. đối t−ợng nghiên cứu

Trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên giống chó Berger, ở độ tuổi (từ 1- 15 tháng tuổi), chó bị viêm ruột cấp trong tự nhiên.

Căn cứ vào lịch tiêm phòng vắcxin đối với một số bệnh truyền nhiễm và lịch cho uống thuốc tẩy trừ một số bệnh ký sinh trùng đ−ờng tiêu hoá của Trung tâm, chúng tôi loại trừ những chó ỉa chảy do bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng đ−ờng tiêu hoá.

3.2. địa điểm nghiên cứu

- Phòng thí nghiệm - Bộ môn nội chuẩn - D−ợc - Độc chất - Khoa chăn nuôi Thú y - tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà nội.

- Phòng thí nghiệm - Bệnh viện thú y - Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà nội.

- Phòng điều trị - Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ - Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà nội.

3.3. Nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Các biểu hiện lâm sàng ở chó viêm ruột ỉa chảy 3.3.2. Các chỉ tiêu lâm sàng ở chó viêm ruột ỉa chảy 3.3.2. Các chỉ tiêu lâm sàng ở chó viêm ruột ỉa chảy

- Thân nhiệt (oC): Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ trực tràng 2 lần/ngày, buổi sáng sớm và đầu giờ chiều, tr−ớc khi chó đ−ợc cho ăn.

- Tần số hô hấp (lần/phút): Dùng ống nghe nghe vùng phổi, kết hợp với việc đếm số lần lên xuống của hõm hông trong một phút.

- Tần số tim mạch (lần/phút): dùng ống nghe nghe vùng tim, điếm số lần tim mạch trong 1 phút.

3.3.2. Các chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá máu

3.3.2.1. Các chỉ tiêu sinh lí máu

Chúng tôi tiến hành trên máy huyết học 18 chỉ tiêu - Hema Screm 18

- Số l−ợng hồng cầu (triệu/mm3), hàm l−ợng huyết sắc tố - Hemoglobin (g%). - Tỷ khối huyết cầu, (Hematocrit) (%).

- Thể tích tích trung bình của hồng cầu (m3) .

- Nồng độ Hemoglobin bình quân trong hồng cầu(pg). - L−ợng Hemoglobin bình quân của hồng cầu (pg).

- Số l−ợng bạch cầu (nghìn/mm3) và công thức bạch cầu (%).

- Sức kháng của hồng cầu(%NaCl): là sức kháng của hồng cầu ở nồng độ muối NaCl pha lo3ng.

ảnh 3.1. Máy huyết học 18 chỉ tiêu

ảnh 3.2. Ph−ơng pháp lấy mẫu máu

3.3.2.2. Các chỉ tiêu sinh hoá máu

- Protein tổng số trong huyết thanh (g%): Định l−ợng bằng khúc xạ kế Zena. - Các tiểu phần Protein trong huyết thanh (%): Bằng ph−ơng pháp điện di trên phiến Acetatcellulose.

- Độ dự trự kiềm trong máu (mg%): Bằng ph−ơng pháp Nevodop. - Hàm l−ợng đ−ờng huyết (mmol/l): Bằng máy Glucometter.

- Hàm l−ợng Natri, Kali trong huyêt thanh (mEq/l): Bằng máy quang phổ hâp phụ

- Định l−ợng canxi huyết thanh (mmol/l): Chuẩn độ bằng permanganat- kali

- Đinh l−ợng phốt pho trong huyết thanh (mmol/l): Theo Brigs, Uxovit cải tiến

- Phản ứng lên bông - Gros (ml): Đ−ợc tính bằng ml dịch Hayem làm kết tủa 1ml huyết thanh.

- Định l−ợng hoạt độ men sGOT và sGPT trong huyết thanh (UI/l): Định l−ợng men sGOT và sGPT trong huyết thanh bằng ph−ơng pháp Reitman - Frankel cải tiến.

3.3.3. Một số chỉ tiêu săc tố mật

- Định l−ợng bilirubin trong huyết thanh (mg%): Theo ph−ơng pháp của Rappaport

- Định l−ợng urobilin trong n−ớc tiểu (mg%): Theo ph−ơng pháp Komaricin.

- Định l−ợng sterkobilin (mg %): Theo ph−ơng pháp Komaricin

Chúng tôi mổ khám chó chết bệnh để kiểm tra bệnh tích ở đ−ờng tiêu hoá, phát hiện những tổn th−ơng bệnh lí đại thể. Sau đó lấy một số đoạn ruột có tổn th−ơng bệnh lí đặc tr−ng, ngâm trong dung dịch formon 10% để tiến hành làm tiêu bản tổ chức vi thể học.

3.3.5. Điều trị thử nghiệm: So sánh hiệu quả điều trị của 2 phác đồ

- Phác đồ 1: Kháng sinh () kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực

- Phác đồ 2: Kháng sinh (), kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực, nh−ng có bổ sung n−ớc và chất điện giải (tiêm vào xoang phúc mạc), thuốc giảm tiết dịch và co bóp ruột

3.3.6. Ph−ơng pháp xử lí số liệu

Chúng tôi sử dụng ph−ơng pháp thống kê sinh học xử lí số liệu: Số trung bình: n X X n 1 i i

=

= Trong đó: Xi: giá trị mẫu quan sát đ−ợc

X: giá trị trung bình n: dung l−ợng mẫu Ph−ơng sai: 1 n ) X (X δ 2 i 2 − − =

Với n < 30 n ) X (X δ 2 i 2

− = Với n ≥ 30 Độ lệch chuẩn : 1 n ) X (X δ 2 i 2 =

Với n < 30 n ) X (X δ 2 i 2

− = Với n ≥ 30 Sai số trung bình : 1 n δ mx − ± = Với n < 30 n δ mx =± Với n ≥ 30 Độ tin cậy P:

ttn= ) n 1 n 1 x( n n 1)δ (n 1)xδ (n X X 2 1 2 1 2 2 2 2 1 1 2 1 + + − + − −

Với X1: Số trung bình của nhóm 1 2

X : Số trung bình của nhóm 2 n1 : Dung l−ợng mẫu nhóm 1 n2: Dung l−ợng mẫu nhóm 2

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu tính chất bệnh lí, vi khuẩn tiếp tác động, điều trị và dự phòng.

Dữ liệu thu đ−ợc qua quan sát tự nhiên - theo dõi lâm sàng và các xét nghiệm (máu, phân, n−ớc tiểu), kết hợp mổ khám chó chết bệnh. Trên cơ sở đặc điểm bệnh lí, xây dựng phác đồ điều trị và tiến hành thử nghiệm.

Tiến hành nghiên cứu trên 30 chó viêm ruột ỉa chảy cấp cùng với 30 chó khỏe làm đối chứng. Kết quả nghiên cứu đ−ợc trình bày ở các phần d−ới đây.

4.1. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng

4.1.1. Thân nhiệt

Thân nhiệt cao hay thấp hơn mức độ sinh lí bình th−ờng đều đ−ợc coi là một triệu chứng quan trọng của bệnh. Ng−ời ta có thể căn cứ vào thân nhiệt để chẩn đoán bệnh là cấp tính hay m3n tính, bệnh nặng hay nhẹ.

Theo dõi thân nhiệt ở 30 chó khỏe mạnh và 30 chó viêm ruột ỉa chảy. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 1.

Qua bảng 1 cho thấy thân nhiệt của chó khỏe mạnh trung bình là 38,24 ± 0,12, dao động trong khoảng 36,86 -39,23 . Theo kết quả nghiên cứu của Cù Xuân Dần, 1996 []; Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1996 [] thân nhiệt của chó khỏe dao động từ 38,5 - 39,5. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng nằm trong phạm vi đó.

Theo dõi 30 tr−ờng hợp viêm ruột ỉa chảy cấp tính (bảng 1) chúng tôi thấy: chó bệnh sốt - thân nhiệt tăng so với sinh lí bình th−ờng (thân nhiệt trung bình ở chó viêm ruột là 39,65 ±0,12 , dao động trong khoảng 39,45-40,92).

Tuy nhiên, theo dõi các nhóm chó bệnh thì có thể thấy, mức độ sốt tuỳ thuộc vào mức độ bệnh lí, nhất là tình trạng ỉa chảy. Bệnh càng nặng thì nhiệt độ cơ thể càng tăng và ng−ợc lại.

Bảng 4.1: Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch ở chó bị viêm ruột cấp

Chó khỏe (n=30)

Chó viêm ruột (n=30) Chỉ tiêu theo dõi

x m X ± Biến động X ±mx Biến động Thân nhiệt (0C) 38,24 ±0,12 36,86-39,23 39,65 ±0,12 39,45-40,92 Tần số hô hấp (lần/phút) 38,45 ±0,36 22-44 56,22 ±0,25 45-68 Tần số mạch (lần/phút) 97,57 ±0,73 73-128 117 ±0,67 96-144

Theo Allen B.V và Frank, C.J, 1995 [], cho biết triệu chứng lâm sàng đầu tiên của gia súc khi bị nhiễm khuẩn là sốt cao. Nh− vậy, hiện t−ợng sốt của chó viêm ruột ỉa chảy đ3 phản ánh mức độ nhiễm khuẩn đ−ờng ruột ở chó.

Sự tăng thân nhiệt của chó, theo chúng tôi là do sự mất cân bằng giữa 2 quá trình sản nhiệt và thải nhiệt. Hai quá trình này hoạt động cân bằng nhau là nhờ sự điều hòa hoạt động của trung khu điều hòa thân nhiệt nằm ở hạ khâu n3o.

Do tác động của vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn và những chất độc sinh ra trong quá trình bệnh lí của cơ thể theo máu tác động vào trung khu điều hòa thân nhiệt, làm rối loạn chức năng điều hòa nhiệt dẫn đến mất cân bằng giữa 2 quá trình sản nhiệt và thải nhiệt, trong tr−ờng hợp này là làm tăng quá trình sản nhiệt và giảm quá trình thải nhiệt dẫn đến thân nhiệt tăng cao.

4.1.2. Tần số hô hấp

Sự biến đổi tần số hô hấp cũng là một trong những triệu chứng quan trọng để chẩn đoán bệnh.

Dùng ống nghe nghe vùng phổi kết hợp với việc đếm số lần lên xuống của hõm hông của chó trong 1 phút để xác định tần số hô hấp của chó bệnh chúng tôi thấy (bảng 4. 1).

Tần số hô hấp trung bình của chó khỏe là 38,45 ±0,36 lần/phút, dao động trong khoảng 22- 44 lần/phút.

Theo Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1996 [] tần số hô hấp của chó khỏe nằm trong khoảng 36 - 37,5 lần/phút. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đo đ−ợc cao hơn một chút.

Theo dõi tần số hô hấp của 30 chó viêm ruột ỉa chảy chúng tôi thấy: ở chó viêm ruột ỉa chảy, con vật th−ờng thở nhanh và thở sâu. (tần số hô hấp trung bình là 56,22 ± 0,25 lần/phút, dao động trong khoảng 45 - 68lần/phút). Nh− vậy, khi chó bị viêm ruột tần số hô hấp tăng lên khá rõ so với tần số hô hấp của chó khoẻ.

Theo chúng tôi tần số hô hấp của chó bị viêm ruột ỉa chảy tăng lên là do khi chó sốt cao, hàm l−ợng khí CO2 trong máu tăng, hàm l−ợng O2 giảm do phổi không đảm nhiệm đ−ợc chức năng của mình, trung khu hô hấp h−ng phấn nên con vật thở nhanh dẫn tới tần số hô hấp tăng cao. Đồng thời đó cũng là một phản ứng sinh lí nhằm điều hòa quá trình cân bằng nhiệt, tăng c−ờng quá trình thải nhiệt qua hơi n−ớc khi thở ra, nhằm mục đích làm hạ nhiệt độ

của cơ thể.

4.1.3. Tần số tim mạch

chó bị viêm ruột theo kết quả theo dõi của chúng tôi (bảng 1), tần số tim mạch thay đổi giống sự biến đổi của thân nhiệt, tăng so với sinh lí bình th−ờng và tăng theo mức độ bệnh. Cụ thể:

Tần số tim ở chó khỏe trung bình là 97,57 ± 0,73 lần/phút, dao động trong khoảng 73 - 128 lần/phút. Theo Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1996 [10] tần số tim mạch của chó khỏe dao động trong khoảng 94 - 96 lần/phút. Kết quả chúng tôi thu đ−ợc có cao hơn một chút.

Trong khi đó, tần số tim mạch của chó viêm ruột ỉa chảy trung bình là 117 ± 0,67 lần/phút, dao động trong khoảng 96 - 144 lần/phút; tăng lên khá rõ so với tần số tim mạch của chó khoẻ là 97,57 ± 0,73 lần/phút.

Theo chúng tôi tần số tim mạch tăng là do khi chó bị viêm ruột ỉa chảy thân nhiệt tăng cao kích thích đến nút thần kinh tự động Keith - Flack trong tim, làm nút Keith - Flack h−ng phấn dẫn đến tim đập nhanh. Đồng thời do quá trình viêm nhiễm, do tăng c−ờng chuyển hóa các chất, các chất độc đ−ợc sinh ra tác động lên cơ quan cảm thụ của tim cũng làm cho tim đập nhanh, khiến tần số tim mạch tăng cao.

Nh− vậy, qua bảng 1 chúng tôi có nhận xét: khi chó bị viêm ruột ỉa chảy cùng với qúa trình tăng thân nhiệt, tần số hô hấp thì tần số tim mạch cũng tăng.

4.2. Biểu hiện lâm sàng ở chó viêm ruột ỉa chảy

Theo dõi các biểu hiện lâm sàng ở 30 chó viêm ruột ỉa chảy chúng tôi thu đ−ợc kết quả ở bảng 2.

STT Biểu hiện lâm sàng Số con có biểu hiện Tỉ lệ (%) 1 Sốt 30/30 100 2 Bỏ ăn 28/30 74 3 Nôn mửa 30/30 100 3 ỉa chảy 30/30 100

4 Phân lỏng nh− n−ớc có màu vàng xám hay xanh xám có lẫn

bọt khí và có mùi tanh khắm 30/30 100

5 Chó gầy sút nhanh, mệt mỏi, ủ rũ. Nếu điều trị không kịp thời

con vật chết nhanh, tr−ớc khi chết thân nhiệt giảm (36- 370C) 28/30 74

6 Lông khô, xơ xác, hố mắt trũng sâu 30/30 100

Kết quả bảng 2 cho thấy:

Khi chó bị viêm ruột ỉa chảy đều có biểu hiện sốt cao, giảm ăn hoặc bỏ ăn, nôn mửa. Phân lỏng nh− n−ớc có màu vàng xám hay xanh xám có lẫn bọt khí, đôi khi có lẫn máu và có mùi tanh khắm. Chó gầy sụt nhanh, mệt mỏi, ủ rũ, lông thô xơ xác, hố mắt trũng sâu. Nếu điều trị không kịp thời con vật chết nhanh, tr−ớc khi chết thân nhiệt giảm (ảnh 3).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÍ CỦA BỆNH VIÊM RUỘT ỈA CHẢY Ở CHÓ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ (Trang 44 -44 )

×