Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lí của bệnh viêm ruột ỉa chảy ở chó và biện pháp phòng trị (Trang 26 - 29)

2. Tổng quan tài liệu

2.3. Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc

2.3.1. Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc

Đ3 có rất nhiều t− liệu nghiên cứu về bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc. Theo định nghĩa của Vũ Triệu An, 1978[1]; Stephen E.Goldifinger (Nguyên lý Y học nội khoa 1993, mục 36 trang 313)[8]; Tạ Thị Vịnh (Sinh lí bệnh gia súc 1991, mục 2 trang 128 ): ỉa chảy là đi ỉa nhanh nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều n−ớc do rối loạn phân tiết, hấp thụ và tăng c−ờng nhu động của ruột.

Bệnh gây tổn th−ơng ở đ−ờng tiêu hóa dẫn tới triệu chứng ỉa chảy có rất nhiều: dịch tả lợn, dịch tả trâu bò, bệnh phó lao, bệnh lị do Entamoebehisstalytia (amip), Giatdia Intestilanis (trùng roi); bệnh do nội ký sinh trùng đ−ờng tiêu hóa: giun đũa, giun móc, giun kim, sán dây... ký sinh trùng đ−ờng máu (tiêm mao trùng), sán lá gan.. Đây là những tác nhân cơ học tác động gây tổn th−ơng cấu trúc niêm mạc ruột tạo điều kiện phát triển kế phát của những vi khuẩn gây viêm ruột, dẫn đến ỉa chảy.

Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc do nhiều nguyên nhân nh−: những sai sót trong chăn nuôi, tác động của virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,...

Khẩu phần ăn mất cân đối, thức ăn kém phẩm chất, thức ăn bẩn th−ờng dẫn đến viêm ruột ỉa chảy ở gia súc (Wierer G và cộng sự, 1983)[] (Purvis G.M. và cộng sự, 1985). Ng−ợc lại khi tiến hành thực nghiệm bằng chăm sóc nuôi d−ỡng tốt tỉ lệ mắc bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc đ−ợc hạn chế rõ rệt. Trịnh Văn Thịnh (1964) [26], Hồ Văn Nam và cộng sự (1997) [16] đều cho rằng: thức ăn phẩm chất kém (mốc, bẩn,...) khẩu phần thức ăn không thích hợp, nuôi d−ỡng không đúng, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh,... là những nguyên nhân gây rối loạn đ−ờng tiêu hóa dẫn đến viêm ruột ỉa chảy.

Quá trình quản lý, nuôi d−ỡng không tốt, thức ăn kém phẩm chất, ôi thiu, lên men làm phân giải các chất hữu cơ tạo ra sản phẩm độc nh− H2S, Indol,... tác động tới niêm mạc đ−ờng tiêu hóa, kích thích gây xung huyết,

viêm nhiễm và ỉa chảy. Cũng đ3 có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều t− liệu đề cập đến sự bội nhiễm của một số vi sinh vật đ−ờng tiêu hoá khi gia súc bị rối loạn tiêu hoá làm cho triệu chứng bệnh ngày càng trầm trọng.

Rối loạn tiêu hoá dẫn đến sức khoẻ, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, kèm theo đó là sự nhân lên mạnh mẽ của một số vi sinh vật đ−ờng ruột sẵn có hoặc những vi sinh vật mới tiếp nhận từ ngoài vào. Sự nhân lên của các vi sinh vật này làm thay đổi hoàn toàn hệ vi sinh vật đ−ờng ruột cũ, đồng thời tác động vào tổ chức thành ruột gây viêm nhiễm.

Trong tr−ờng hợp này cần phải kể đến tác động của Ecoli (Escherichia Coli) là một vi khuẩn có sớm nhất trong đ−ờng tiêu hoá của gia súc sơ sinh (có sau hai giờ). Ecoli th−ờng ở ruột già, chiếm khoảng 80% trong tổng số vi sinh vật hiếu khí và là tác nhân gây bệnh không thể phủ nhận (Nguyễn Vĩnh Ph−ớc, 1974)[19].

Nguyễn Tài L−ơng và cộng sự (1963) [] đ3 phân lập đ−ợc 5 Serotyp Ecoli trên lợn ỉa chảy và tác giả cho rằng: "Ecoli là một trong những nguyên nhân gây bệnh lợn con ỉa phân trắng".

Trong hệ vi khuẩn hiếu khí đ−ờng ruột Salmonella chiếm tỉ lệ khá cao và vai trò của nó đ3 đ−ợc nhiều tác giả nói đến.

Carter J. D và cộng sự (1986) [], Smith B. P và cộng sự (1989) [] đ3 tiến hành nghiên cứu vai trò của Salmonella trong đ−ờng tiêu hoá của lợn và thấy rằng: trong điều kiện chăn nuôi, quản lý kém, sực đề kháng của cơ thể kém chính là cơ hội cho Salmonella nhân lên quá lớn trong đ−ờng tiêu hoá, sản sinh độc tố gây viêm ruột iả chảy.

Vũ Đạt và Đoàn Thị Băng Tâm (1995) [7] phân lập ở trâu, bò ỉa chảy các Serotyp: S. Sublin; S. Enteritidis; S. Typhimurium; Samonella sp và cho rằng Salmonella đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh nêu trên.

Nguyễn Quang Tuyên (1995) [] phân lập Salmonella ở trâu, bò ỉa chảy thuộc Bắc Thái, Ba Vì, Hà Nội, cho thấy tỉ lệ Salmonella cao hơn ba lần so với gia súc khoẻ.

Ngoài hai vi khuẩn E. coli, Samonella th−ờng xuyên có trong đ−ờng ruột và đ−ợc coi là những tác nhân gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc còn có nhiều t− liệu nói về vai trò của virus.

Xét nghiệm bằng ph−ơng pháp điện di miễn dịch (DCIE), ph−ơng pháp ELISA các tác giả Harso S.A. []; Pandey R, 1990 []; Khattar S và Pandey R.A, 1990[]; Chiocco D và Cavalier, 1990[] đ3 xác định tác nhân gây bệnh viêm ruột ỉa chảy do virus ở trâu, bò. Theo các tác giả này virus th−ờng c− trú ở khoảng các nhung mao biểu mô ruột non làm huỷ hoại tế bào biểu mô và gây cụt, đứt các nhung mao, từ đó gây viêm ruột ỉa chảy.

Hồ Văn Nam và cộng sự, 1995[14] đ3 nghiên cứu và phân lập đ−ợc 6 loại vi khuẩn th−ờng thấy trong đ−ờng ruột trâu, bò đó là Salmonella, Ecoli; Klebsiella, Staphycocus, Streptococcus và Bacillussubtilis. Trong đ−ờng tiêu hoá trâu bò mắc bệnh viêm ruột ỉa chảy thì sự bội nhiễm rõ nhất là Salmonella và E.coli.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lí của bệnh viêm ruột ỉa chảy ở chó và biện pháp phòng trị (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)