2. Tổng quan tài liệu
2.4.3. Nghiên cứu về kỹ thuật bón phân
2.4.3.1. Vai trò của các yếu tố dinh d−ỡng
+ Đạm là nguyên tố không thể thiếu đ−ợc trong quá trình sinh tr−ởng của cây và có vai trò quyết định đến năng suất, phẩm chất quả. Số lá trên cành có liên quan trực tiếp đến trọng l−ợng quả và hình thành năng suất. Nhiều nghiên cứu cho thấy 1 quả b−ởi chùm cần 60 lá [23], [31].
cây hút nhiều đạm dẫn đến quả lớn, vỏ dày và phẩm chất quả kém, quả lên m7 chậm, màu sắc quả đậm hơn, hàm l−ợng vitamin C giảm. Nếu thiếu đạm thì lá mất diệp lục, bị ngả vàng, cành quả nhỏ, mảnh và bị rụng lá, chết khô, quả nhỏ, vỏ mỏng nh− giấy và năng suất giảm nhiều [23].
+ Phân lân rất tốt cho quá trình phân hoá mầm hoa. Thiếu lân cành lá sinh tr−ởng kém, rụng nhiều, rễ không phát triển đ−ợc. Phân lân có ảnh h−ởng đến phẩm chất quả nh− làm giảm l−ợng axit trong quả, cho tỷ lệ đ−ờng/axit
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp --- 31 cao, h−ơng vị quả ngon hơn, hàm l−ơng vitamin C giảm, vỏ mỏng trơn, lõi quả chặt không rỗng, màu sắc quả hơi kém nh−ng chuyển m7 nhanh. Bón phân lân vào cuối thời kỳ sinh tr−ởng, sau thu hoạch cùng với phân chuồng [17].
+ Kali ảnh h−ởng rõ rệt đến cả hai mặt: năng suất và phẩm chất quả. Cây đ−ợc bón đủ kali cho quả to, ngọt, chóng chín, chịu đ−ợc cất giữ vận chuyển. Ng−ợc lại, bón thừa kali cành lá sinh tr−ởng kém, còn nếu quá nhiều kali cũng gây hiện t−ợng hấp thụ canxi và magie kém; tuy quả to nh−ng mẫu m7 xấu, vỏ dày, thịt quả thô [23]. Th−ờng bón phân kali cùng với phân đạm, nếu bón thừa kali sẽ làm cho tôm quả cam quýt, b−ởi sẽ bị khô [9].
+ Bên cạnh các nguyên tố dinh d−ỡng đa l−ợng NPK, các nguyên tố dinh d−ỡng trung l−ợng và vi l−ợng cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sinh tr−ởng, phát triển, năng suất và phẩm chất cam quýt.
Theo Keo Vivon Uthachawc, Trần Thế Tục, Trần Đăng Kế (1994) [15], Zn, Bo, Mo...có ảnh h−ởng đến quang hợp, tỷ lệ đậu quả, năng suất và phẩm chất cam Sunkiss. Hoạt động quang hợp tăng 10,2 – 23,4% sau khi phun Zn, Bo, Mo...tỷ lệ đậu quả tăng 1,34 – 4,07%; năng suất tăng từ 4,02 – 21,86%; hàm l−ợng axit giảm 14,67 – 21,33%.
Canxi (Ca) giúp thân, cành cứng rắn, tránh g7y đổ, tăng pH đất. Magiê (Mg) giúp lá xanh tốt, gốc ghép dễ tróc...Thiếu Mg lá có màu vàng thau, cây đồng hoá Kali kém. Thiếu Kẽm (Zn) lá vàng, gân xanh, nhỏ dần và dầy, thân cành không phát triển, trái nhỏ, chất l−ợng kém. Hiện t−ợng thiếu Kẽm th−ờng xẩy ra ở vùng đất ven biển, đất kiềm. Thiếu Sắt (Fe) lá nhỏ, chồi non vàng màu trắng bạc. Thiếu Mangan (Mn) lá bị vàng từ cuống đến chóp, hiện t−ợng thiếu th−ờng xẩy ra trên đất axit và đất kiềm. Thiếu Đồng (Cu) vỏ trái có đốm nâu, trái nứt đít [22].
Bo: Là nguyên tố vi l−ợng rất quan trọng và cần thiết trong cơ thể thực vật. Trên thế giới nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: trên 100 loài cây mẫn
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp --- 32 cảm với điều kiện dinh d−ỡng của Bo. Cây trồng rất cần Bo ở tất cả các thời kỳ sinh tr−ởng, phát triển. Theo Rubin (1968), Panava (1941) và Sdurr (1957) thì Bo có đặc thù là tham gia vào quá trình phát triển của ống phấn. Trong lúc hoa nở thì Bo có vai trò trao đổi Hydratcacbon của hạt phấn, chuyển hoá các chất vào trạng thái sử dụng đ−ợc và kích thích hoạt tính của Adenozintriphotphat nên Bo có tác dụng tăng tỷ lệ đậu quả. Đối với cây trồng Bo khi thiếu sẽ ảnh h−ởng đến quá trình hình thành hoa, ra hoa ít hoặc không ra hoa, hạt phấn chậm nẩy mầm, bầu nhụy thối, dễ rụng, quả phát triển không bình th−ờng, cây dễ bị vi sinh vật và nấm bênh gây hại [5].
Smith P.F và W. Reuther (1973) [18] thấy rằng Bo có ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng, năng suất và phẩm chất cam quýt. Nếu cam quýt thiếu Bo thì lá vàng, rụng sớm, quả nhỏ và cứng đôi khi nứt nẻ.
2.4.3.2. Các công trình nghiên cứu về bón phân * Một số nghiên cứu ở ngoài n−ớc
- Về l−ợng bón
Theo Frederick S.Davies và L.Gene Albrigo, cam quýt cần 15 nguyên tố dinh d−ỡng, gồm các nguyên tố đa l−ợng và trung l−ợng: C, H, O, N, P, K, Mg, Ca, S, các nguyên tố vi l−ợng: Mn, Cu, B, Fe và Mo để cây sinh tr−ởng phát triển [38]. Việc bổ sung đầy đủ các nguyên tố trên là rất cần thiết để cây cam quýt sinh tr−ởng và phát triển tốt.
Theo Võ Hữu Thoại (2006) [22]:
ở Pháp, với năng suất 20 tấn quả/ ha cam quýt lấy từ đất 50kg N, 15kg P2O, 50kg K2O.
Tỷ lệ NPK cũng khác nhau:
Brazin: N: P: K = 1: 0,5 : 1 hoặc N: P: K = 1 : 0,3: 1 Mỹ (Florida) N: P: K = 2: 0,5: 2
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp --- 33
ở Aghentina, liều l−ợng bón phân cho cây camValencia đ−ợc khuyến cáo P2O5: K2O: MgO theo tỷ lệ 2: 1: 1: 0,5 với 400g N/cây/ năm.
Để làm cơ sở cho việc xác định liều l−ợng, tỷ lệ phân bón cho cây có múi, hiện nay trên thế giới ng−ời ta áp dụng nhiều ph−ơng pháp khác nhau nh−:
+ Dựa vào kết quả phân tích lá + Dựa vào tuổi cây
+ Dựa vào năng suất thu hoạch của vụ tr−ớc - Về thời gian bón phân
Thời gian bón phân cho cây có múi còn tuỳ thuộc vào phân và dạng phân sử dụng, vào điều kiện khí hậu, vào tuổi cây và vùng trồng. Nh− ở Nam Phi th−ờng bón 2 lần, lần 1 bón vào tháng 6 và lần 2 bón vào tháng 10 hoặc tháng 11. ở Israel các lần bón đ−ợc chia làm 3 lần, lần 1 bón vào tháng 3, lần 2 bón vào tháng 5 và lần 3 bón vào tháng 8.
- Về ph−ơng pháp bón phân
Hiện nay có hai ph−ơng pháp bón phân là bón trực tiếp vào đất và bón phân qua lá:
+ Bón phân trực tiếp vào đất: Đây là cách bón phổ biến, đầu tiên ng−ời ta đào một r7nh xung quanh tán có độ sâu 30 – 45cm sau đó giải đều phân và lấp hố. Bón theo cách này luôn kết hợp với n−ớc.
+ Bón phân qua lá: cách bón này dựa trên nguyên lý lá cây có thể hấp thụ đ−ợc các nguyên tố dinh d−ỡng và chuyển hoá nó thành năng l−ợng nuôi cây. Sử dụng phân bón lá khá phổ biến ở nhiều n−ớc trồng cây có múi và áp dụng trong các tr−ờng hợp nh− đất nghèo dinh d−ỡng, đất khô hạn bộ rễ kém phát triển. Khi sử dụng phân bón lá cần chú ý hoà tan hoàn toàn phân trong n−ớc và nguồn n−ớc sử dụng phải là nguồn n−ớc sạch không có axit hoặc không có kiềm.
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp --- 34 * Nghiên cứu trong n−ớc
Trung tâm Khuyến Nông Hà Nội (2002) đ7 tổng kết các kết quả thí nghiệm xây dựng mô hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đồng bộ trong thâm canh b−ởi Diễn ở 2 huyện Từ Liêm và Sóc Sơn. Kết quả thu đ−ợc cho thấy việc bón phân phối hợp với các nguyên tố N: P: K với phân chuồng một cách hợp lý, kết hợp cắt tỉa cành sau thu hoạch, quản lý và phòng trừ dịch hại triệt để đ7 có tác dụng tăng năng suất và cải tiến chất l−ợng quả một cách rõ rệt. Theo tài liệu tập huấn của Viện nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam [22]:, tùy theo loại đất, giống, giai đoạn sinh tr−ởng mà l−ợng phân cung cấp cho cây thích hợp. Trên cây b−ởi đ−ợc chia làm hai thời kỳ bón phân nh− sau:
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản
Thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây 1-3 năm tuổi), phân bón đ−ợc chia làm nhiều đợt (4-6) để bón cho b−ởi. Sau khi trồng nên dùng phân Urê hoặc phân DAP với liều l−ợng 40g hòa cho tan trong 10 lít n−ớc để t−ới cho một gốc b−ởi (2 tháng/lần), có thể sử dụng phân tôm, phân cá ủ để t−ới cho cây b−ởi. Khi cây trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc để giúp cho cây phát triển mạnh. Sử dụng phân vi sinh nh− EM (Effective Micro- Organisms), WEHG t−ới để giúp cho phân hữu cơ mau phân hủy tạo thành chất vô cơ cho cây trồng hấp thụ. - Thời kỳ kinh doanh
1/ Sau thu hoạch bón: 25% đạm + 25% lân + 5-20 kg hữu cơ/gốc/năm. 2/ Bón tuần tr−ớc khi cây ra hoa bón: 25% đạm + 50% lân + 30% kali.
3/ Sau khi quả đậu và giai đoạn quả phát triển bón: 50% đạm + 25% lân + 50% kali.
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp --- 35 Giai đoạn quả phát triển, l−ợng phân nên cung cấp làm nhiều lần và tùy theo mức độ đậu quả và sự phát triển của quả. Hằng năm nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2 để cải thiện phẩm chất và thời gian tồn trữ sau thu hoạch của quả.
Hiện nay trên thị tr−ờng đ7 có bán các loại phân bón vô cơ chuyên dùng cho cây ăn quả rất thuận lợi cho nhà v−ờn sử dụng. Tùy tuổi cây, tình trạng sinh tr−ởng, l−ợng quả đ7 thu hoạch của năm tr−ớc mà liều l−ợng phân bón gia giảm.
- Liều l−ợng phân bón:
Công thức phân bón cho cây trồng tùy thuộc vào nhiều yếu tố nh− loại đất, thành phần dinh d−ỡng trong đất, giống cây, tuổi cây, mật độ, năng suất vụ tr−ớc...
Theo Ths. Võ Hữu Thoại (2006) [22], trong điều kiện của Việt Nam tùy từng điều kiện cụ thể mà giảm l−ợng phân bón.
Bảng 2.5. Liều l−ợng bón phân cho cây b−ởi ở thời kỳ kiến thiết cơ bản Liều l−ợng phân bón (g/cây/năm)
Tuổi cây Phân đạm
(Urê) Phân lân (Super lân) Phân Kali (KCl) 1 2 3 110-200 220-330 330-540 120-240 300-420 480-600 30-60 80-150 160-230
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp --- 36 Bảng 2.6. Bảng khuyến cáo bón phân dựa vào năng suất thu hoạch
của vụ quả tr−ớc (kg quả /cây)
Liều l−ợng phân bón (g/cây/năm) Năng suất thu
Hoạch vụ tr−ớc Phân đạm (urê) Phân lân (Supe lân) Phân kali (KCl) 20kg/cây/năm 650 910 380 40kg/cây/năm 1080 1520 630 60kg/cây/năm 1300 1820 700 90kg/cây/năm 1740 2420 1000 120kg/cây/năm 2170 3030 1250 150kg/cây/năm 2600 3640 1500
- Cách bón: Có hai cách bón chính là bón phân trực tiếp vào đất và bón
phân qua lá.
2.4.3.3. Các công trình nghiên cứu về bón phân bón lá và năng suất phẩm chất cây b−ởi
Các nguyên tố vi l−ợng chỉ chiếm khoảng 0,05% chất sống của cây nh−ng lại đóng vai trò sinh lý rất quan trọng. Trong đó quan trọng nhất là: Bo, Mn, Zn, Mo, Cu…Các nguyên tố vi l−ợng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thực vật, tr−ớc hết là giai đoạn xuân hoá, đặc biệt là ở những cây dài ngày.
Theo Viện nghiên cứu Rau Quả thì phun phân bón lá không làm ảnh h−ởng đến chất l−ợng quả mà còn làm tăng hàm l−ợng đ−ờng tổng số lên từ 3,17 – 12,1%; độ Brix tăng từ 3,6 – 6,5% so với đối chứng không phun và làm giảm hàm l−ợng VitaminC [5].
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp --- 37 Theo Phạm Văn Côn (2005) [8], có thể bón phân bằng cách phun phân trực tiếp lên lá để cho lá hấp thu trực tiếp chất dinh d−ỡng qua các lỗ khí khổng, phân bón lá có tác dụng cung cấp nhanh và kịp thời các chất dinh d−ỡng đa l−ợng và vi l−ợng cần thiết cho quá trình sinh tr−ởng dinh d−ỡng và quá trình sinh tr−ởng sinh thực của cây trồng...Dùng phân bón lá tốn rất ít về số l−ợng, hiệu quả lại cao. Năng l−ợng trong quá trình vận chuyển tiết kiệm đến mức tối đa. Nhờ vậy có thể dùng trên đất mặn, đất xấu, đất nghèo dinh d−ỡng, khả năng giữ n−ớc, giữ phân kém.
Trần Đại Dũng (2004) [8], bón phân qua lá các chất dinh d−ỡng đ−ợc hấp thu qua lỗ khí khổng và các gian bào, các chất dinh d−ỡng di chuyển từ trên xuống với tốc độ 30 cm/h, chất dinh d−ỡng di chuyển một cách tự do trong cây. Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng khi bón phân qua lá dạng hoà tan, 95% l−ợng phân phun lên lá đ−ợc đồng hoá hết.
Hiện nay trên thị tr−ờng các loại phân bón lá đ−ợc ng−ời nông dân sử dụng chủ yếu là: Phân bón lá Thiên Nông, Komik, Atonik,...Gần đây công ty phân bón Bình Điền có đ−a ra thị tr−ờng một số loại phân bón nh−: Đầu Trâu 902, 007, 009...có tác dụng rất tốt và đ7 nhanh chóng chiếm đ−ợc cảm tình của ng−ời nông dân ở khắp nơi trong cả n−ớc [8].
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2004) [25] ở Châu Âu và trên thế giới Pomior là dạng phân bón khá phổ biến. ở Việt Nam phân bón lá Pomior đ7 đ−ợc thử nghiệm trên diện tích rộng từ năm 1995 ở các tỉnh nh−: H−ng Yên, Quảng Ninh, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Nha Trang, Thừa Thiên Huế, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm – Hà Nội, ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh... trên hầu hết các loại cây trồng: Lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, hoa – cây cảnh. ở tất cả các địa ph−ơng trên đều cho ý kiến nhận xét: Năng suất tăng nhanh, cây sinh tr−ởng tốt, ít sâu bệnh, tiết kiệm phân bón, nâng cao phẩm chất rau quả.
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp --- 38 Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị H−ơng (2004) [14], cho thấy Pomior là loại phân bón lá tốt, có thể bổ sung cho v−ờn −ơm cây ăn quả để tăng tỷ lệ ghép sống, rút ngắn thời gian cây con trong v−ờn −ơm và nâng cao chất l−ợng cây giống của Vải, Nh7n, Xoài, Cam, Quýt...Nên phun Pomior ở nồng độ 0,4%, 10 ngày/ lần từ tr−ớc khi ghép 1 tháng đến khi cây con đạt tiêu chuẩn xuất v−ờn.