Ảnh h−ởng của ph−ơng pháp tách hom giâm đến thời gian hình thành chồi và hệ số nhân giống dứa Cayen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật làm tăng hệ số nhân giống vô tính cây dứa cayen (Trang 56 - 58)

e. Thí nghiệm 5.5: Khả năng sinh tr−ởng của cây dứa đ−ợc nhân giống bằng các biện pháp khác nhau trên v−ờn sản xuất

3.1.3. ảnh h−ởng của ph−ơng pháp tách hom giâm đến thời gian hình thành chồi và hệ số nhân giống dứa Cayen

thành chồi và hệ số nhân giống dứa Cayen

Để đánh giá đ−ợc đầy đủ khả năng nhân giống dứa Cayen của các loại thực liệu giâm, chúng ta cần đánh giá một cách tổng hợp tất cả các chỉ tiêu từ mỗi loại thực liệu nhân giống cũng nh− từ mỗi ph−ơng pháp tách hom giâm.

Một trong các chỉ tiêu đánh giá quan trọng tr−ớc tiên là tỷ lệ hom sống sau giâm. Kết quả thu đ−ợc ở bảng 3.4 cho thấy, sau giâm 100 ngày, tỷ lệ sống của hom thân già chẻ đôi đạt cao nhất (98,5%), tiếp đến là hom thân già cắt khoanh dầy 2 - 3 cm (96,1%), thân già chẻ đôi cắt đoạn 7 - 10 cm (94,6%). Tỷ lệ sống của thực liệu nhân giống là chồi ngọn đạt thấp hơn tỷ lệ sống của thực liệu thân già, thực liệu chồi ngọn cắt lát (80,8%) và thấp nhất là chồi ngọn chẻ 4 rồi cắt lát (77,7%).

Bảng 3.4. ảnh h−ởng của ph−ơng pháp tách hom giâm đến thời gian hình thành chồi và hệ số nhân giống dứa Cayen

57

Chỉ tiêu theo dõi

TT Thực liệu nhân giống Tỷ lệ hom sống sau giâm 100 ngày (%) Giâm đến bật chồị thứ nhất (ngày) Giâm - đủ tiêu chuẩn tách lần 1 (ngày) Số chồi thu đ−ợc/ hom (chồi) Số hom/ thân (hom) Tổng số chồi thu đ−ợc/thân (chồi)

1 Thân già chẻ đôi 98,5 18,0 48,0 9,8 2,0 18,3

2

Thân già chẻ đôi, cắt đoạn 7 - 10 cm

94,6 18,3 48,3 5,4 4,0 20,4

3 Thân già cắt khoanh 2 - 3 cm 96,1 18,3 48,3 5,2 4,8 23,9

4 Chồi ngọn chẻ 4

rồi cắt lát 77,7 37,3 67,3 1,0 20,5 15,9

5 Chồi ngọn cắt lát 80,8 34,0 64,0 1,0 15,2 12,3

Về thời gian từ giâm đến bật chồi thứ nhất của thực liệu thân già chẻ đôi, khoảng thời gian này là ngắn nhất (18,0 ngày), tiếp theo là thân già chẻ đôi cắt đoạn 7 - 10 cm và thân già cắt khoanh (18,3 ngày), chồi ngọn cắt lát là (34 ngày). Thời gian từ giâm đến bật chồi kéo dài nhất là ở thực liệu chồi ngọn chẻ t− rồi cắt lát (37,3 ngày).

Cùng với thời gian từ giâm đến bật, thời gian từ giâm đến đủ tiêu chuẩn tách lần 1 sớm nhất là thực liệu thân già chẻ đôi (48,0 ngày), thân già chẻ đôi cắt đoạn 7 - 10 cm và thân già cắt khoanh dày 2 - 3 cm (48,3 ngày), cuối cùng là chồi ngọn cắt lát và chồi ngọn chẻ 4 rồi cắt lát (64,0 và 67,3 ngày).

Các chỉ tiêu nh− số chồi/hom và số hom/thân đều có sự sai khác giữa các ph−ơng pháp tách hom khác nhau trên cùng một loại thực liệu, từ đó dẫn đến tổng số chồi thu đ−ợc trên thân (hoặc trên chồi) của các thực liệu có sự khác nhau rõ rệt. Tổng số chồi thu đ−ợc cao nhất là thực liệu thân già cắt khoanh dày 2 - 3 cm (23,9 chồi/thân), tiếp đến là thân già chẻ đôi cắt đoạn 7 - 10 cm (20,4 chồi/thân) và cuối cùng là thân già chẻ đôi (18,3 chồi/thân). Đối với thực liệu giâm là chồi ngọn, công thức chồi ngọn chẻ dọc rồi cắt lát cho kết quả số chồi thu đ−ợc lớn hơn (15,9 chồi/1 chồi ngọn) so với công thức để nguyên cả chồi và tiến hành cắt lát (12,3 chồi/1 chồi ngọn).

Qua các bảng 3.3 và 3.4 cho thấy, với 5 công thức đ−ợc nghiên cứu trong thí nghiệm thì công thức nhân giống bằng hom thân già chẻ đôi ở hầu

58

hết các chỉ tiêu đều có −u điểm trội hơn so với 2 công thức: thân già chẻ đôi cắt đoạn và thân già cắt khoanh. Tuy nhiên, ở chỉ tiêu đánh giá quan trọng nhất là tổng số chồi thu đ−ợc/thân thì công thức thân già chẻ đôi lại là thấp nhất trong 3 công thức thực liệu giâm là thân già, chỉ đạt 18,3 chồi/thân (thân già chẻ đôi), trong khi đó ở công thức hom thân già cắt khoanh đạt 23,9 chồi/thân. Hai công thức tách hom giâm từ chồi ngọn tuy có các chỉ tiêu đánh giá là thấp hơn, song đây sẽ là giải pháp để tận dụng hết nguồn thực liệu, làm tăng tối đa khả năng nhân giống từ tất cả các nguồn thực liệu nhân giống hiện có. Hom chồi ngọn chẻ dọc làm 4 rồi cắt lát có một số chỉ tiêu đánh giá cho kết quả đạt đ−ợc thấp hơn so với hom chồi ngọn cắt lát, nh−ng số chồi thu đ−ợc lại lớn hơn so với chồi ngọn cắt lát là 3,6 chồi/1 chồi ngọn.

Vậy ta có thể kết luận rằng, đối với 2 loại thực liệu nhân giống là thân già và chồi ngọn, thì công thức thân già cắt khoanh dày 2 - 3 cm và chồi ngọn chẻ dọc làm 4 rồi cắt lát là 2 công thức cho kết quả nhân giống đạt hệ số nhân cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật làm tăng hệ số nhân giống vô tính cây dứa cayen (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)