Nghiên cứu về nhân giống a Các ph− ơng pháp nhân giống dứa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật làm tăng hệ số nhân giống vô tính cây dứa cayen (Trang 27 - 37)

a. Các phơng pháp nhân giống dứa

Dứa là cây thân thảo lâu năm, có thể sinh sản vô tính và hữu tính, nh−ng việc nhân giống bằng ph−ơng pháp hữu tính là rất khó khăn, bởi dứa là cây tự bất thụ, do vậy ph−ơng này chỉ áp dụng trong công tác chọn tạo giống mới. Trong thực tế sản xuất thì nhân giống dứa bằng ph−ơng pháp vô tính là phổ biến từ tr−ớc tới nay, với các loại thực liệu là chồi hoa, chồi nách, chồi cuống… [42], [16].

* Ph−ơng pháp nhân giống hữu tính

Ph−ơng pháp này không đ−ợc sử dụng để nhân giống dứa trong sản xuất, chỉ áp dụng trong công tác lai tạo giống. Ph−ơng pháp nhân giống hữu tính có ý nghĩa trong việc gây ra biến dị tổ hợp để chọn dòng dứa có đặc tính mong muốn. Ph−ơng pháp lai hữu tính đối với dứa t−ơng đối phức tạp bởi dứa có hoa l−ỡng tính, song không thụ phấn thụ tinh, chỉ bằng cách lai phấn mới có thể thụ phấn và hình thành hạt. Hạt dứa cứng và rất nhỏ, có mầu tím đen, dài khoảng 3mm, trọng l−ợng nghìn hạt dao động từ 9,4 - 14g. Hạt dứa nẩy

28

mầm rất yếu, cần phải xử lý hạt mới có tỷ lệ nẩy mầm cao. Theo tính toán, trồng dứa bằng hạt phải mất 4 năm mới cho thu hoạch lứa đầu tiên [50].

* Ph−ơng pháp nhân giống bằng tách chồi

Trên cây dứa có một số loại chồi chính đ−ợc sử dụng cho mục đích nhân giống nh− chồi hoa, chồi cuống, chồi nách, chồi ngầm. Chồi hoa mọc trên quả dứa, gồm rất nhiều lá ngắn, ở chân mỗi lá đều có rễ khí sinh. Loại thực liệu này có −u điểm là khoẻ, ra quả to nhất nh−ng lại có nh−ợc điểm là thời gian từ khi trồng đến khi ra quả dài, rễ bị thối khi vận chuyển xa do lá non. Chồi cuống, phát sinh từ cuống quả ngay d−ới chân quả, loại chồi này th−ờng phát triển yếu, kích th−ớc nhỏ, muốn làm giống phải có một thời gian dài giâm để chồi đạt kích th−ớc nhất định mới đem trồng. Chồi nách phát sinh trên thân cây dứa, mọc ra ở nách các lá và chỉ phát sinh khoảng một tháng sau khi hoa dứa phân hoá. Chồi nách th−ờng đ−ợc coi là giống tốt nhất bởi khả năng dự trữ đ−ợc nhiều chất dinh d−ỡng. Cây dứa đ−ợc trồng bằng chồi nách cho ra hoa sớm hơn vì thân chồi đã hoá gỗ đến mức cần thiết. Ngoài 3 loại chồi trên, còn một loại chồi mọc ở d−ới đất hoặc ở cổ rễ gọi là chồi ngầm. Chồi này yếu. Cây đ−ợc trồng từ loại chồi này cho quả nhỏ, do đó trong sản xuất th−ờng không sử dụng loại chồi này.

* Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật làm tăng hệ số nhân giống dứa Cayen

Trong nhân giống dứa Cayen, nếu chỉ áp dụng biện pháp nhân giống bằng tách chồi tự nhiên thì hệ số nhân giống rất thấp, khó đáp ứng đ−ợc việc mở nhanh diện tích trồng trong thời gian ngắn. Khi cần số l−ợng lớn chồi giống cho sản xuất trong khi nguồn thực liệu ban đầu còn hạn chế, có thể sử dụng một số biện pháp kỹ thuật đơn giản sau:

- Biện pháp thúc chồi nách: để cho cây dứa phát sinh chồi nách nhanh hơn bình th−ờng, sau khi thu hoạch quả xong, tiến hành phát bớt lá, bón phân và phun các chất điều tiết sinh tr−ởng để kích thích sự hình thành chồi nách.

29

- Biện pháp trồng dứa với mật độ dầy: sau khi cây dứa ra hoa khoảng một tuần, ngắt bỏ hoa để kích thích sự hình thành chồi thân, sau đó là tiến hành nuôi chồi. ở mật độ 80 - 100 nghìn cây/ha, nếu chăm sóc tốt có thể thu đ−ợc 3 - 4 chồi/thân.

Để đạt đ−ợc mục tiêu đ−a diện tích trồng dứa Cayen lên 20.000 ha vào năm 2010 theo đề án phát triển rau, quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [16], mỗi năm chúng ta cần trồng mới diện tích dứa Cayen khá lớn. Trong những năm vừa qua, cùng với việc nhập nội chồi giống từ Trung Quốc, Thái Lan, công tác nghiên cứu về nhân giống dứa Cayen đã đ−ợc nhiều cơ quan tập trung nghiên cứu.

Do đặc điểm của giống dứa Cayen có hệ số nhân giống tự nhiên thấp, chỉ áp dụng các biện pháp thúc chồi sẽ không đáp ứng đ−ợc nhu cầu chồi giống cho sản xuất, bởi vậy cần phải có những biện pháp khác để tăng nhanh hệ số nhân giống của nhóm giống dứa Cayen [16].

Những nghiên cứu về nhân giống dứa Cayen ở Việt Nam đã đ−ợc bắt đầu từ khá lâu, tuy nhiên việc nghiên cứu có hệ thống đầu tiên phải kể tới kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Rau quả trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà n−ớc, mã số: KN - ĐL - 92 (Vũ Mạnh Hải và CS. 1996) [11]. Cùng với các kết quả nghiên cứu, tuyển chọn giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh, đề tài còn đạt đ−ợc một số kết quả về nhân giống dứa Cayen bằng các ph−ơng pháp giâm thân và cắt khoanh thân. Các kết quả này đ−ợc ng−ời sản xuất rất quan tâm.

Tr−ớc nhu cầu về cây giống phục vụ sản xuất, nhiều Viện, Tr−ờng, các Trung tâm đã tập trung nghiên cứu, sử dụng nhiều ph−ơng pháp khác nhau để tiến hành nhân giống dứa Cayen với mục đích tạo ra số l−ợng lớn chồi giống đạt tiêu chuẩn trồng ra sản xuất trong thời gian ngắn nhất.

30

- Nhân giống bằng ph−ơng pháp giâm hom thân: Nhân giống dứa Cayen bằng ph−ơng pháp giâm hom thân đ−ợc tiến hành nh− sau:

Chọn thực liệu nhân giống là những thân dứa già, đã cho quả, sau khi bóc sạch hết bẹ lá, xử lý thuốc diệt khuẩn (benlate C), giâm trong nền cát sạch, che kín và giữ ẩm th−ờng xuyên. Khi chồi bật cao 7 - 10 cm, tách ra trồng ở v−ờn −ơm và tiếp tục tiến hành chăm sóc cho đến khi đạt tiêu chuẩn trồng ra ruộng sản xuất. Để thúc đẩy cây con tại v−ờn −ơm, t−ới bổ sung dung dịch ure (1%) có tác dụng làm tăng chiều cao và số lá trên chồi cao, sau 6 - 7 tháng trong v−ờn −ơm, trọng l−ợng chồi có thể đạt 180 - 200 gam (Lê Đình Danh và cộng sự (1994) [7].

Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Võ Thị Tuyết, Bùi Thị Cam, Lê Đình Danh, Nguyễn Văn Nghiêm và Phạm Thị Tham (1995) [44], nhân giống dứa Cayen bằng biện pháp giâm hom từ thân già đã cho hệ số nhân đạt đ−ợc từ 1,77 đến 3,38 chồi/khoanh thân.

Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Quốc Hùng và cộng sự (2005) đã báo cáo, sử dụng thân dứa già đã cho thu hoạch quả hoặc thân cây dứa tr−ởng thành để nhân giống bằng ph−ơng pháp giâm hom cho hệ số nhân đạt 22,5 chồi/thân. Nghiên cứu về thời vụ giâm, kết quả thu đ−ợc của các tác giả cho thấy, trong 9 thời vụ giâm từ tháng 3 đến tháng 11, các thời vụ giâm cho kết quả số chồi thu đ−ợc/1 thân dứa đạt cao và t−ơng tự nhau là từ tháng 4 đến tháng 8 (với 14 - 15 chồi/1 thân) [12].

Kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Liễu, Nguyễn Ngọc Tịnh, Phạm Văn Vui, Tr−ơng Văn Khải và Claude (2004) [22] cũng đã cho thấy, trong điều kiện thời tiết khí hậu ở các tỉnh phía Nam, nhân giống dứa bằng hom thân theo ph−ơng pháp chẻ đôi theo chiều dọc đã đạt 10,5 chồi/hom, cao hơn so với ph−ơng pháp cắt khoanh.

31

Với ph−ơng pháp này, thực liệu sử dụng nhân giống là những chồi ngọn, chồi cuống, chồi nách đ−ợc tách thành những hom nhỏ, đ−ợc xử lý hoá chất diệt khuẩn (benlat C) và giâm trên nền cát sạch trong nhà có mái che, sau 1 tháng chồi bắt đầu bật. Khi chồi đạt tiêu chuẩn, tách chồi và ra ngôi trên v−ờn −ơm, sau 6 - 7 tháng thì cây đủ tiêu chuẩn xuất v−ờn.

Theo Nguyễn Văn Nghiêm, Lê Đình Danh (1997), trong nhân giống bằng ph−ơng pháp giâm hom nách lá, tuy số nách lá/hom nhiều, nh−ng hệ số nhân giống chỉ đạt 6,5 - 8,5 chồi/ngọn, do tỷ lệ hom thối và cây chết cao [26]. Cũng theo kết quả nghiên cứu của các tác giả, đối với chồi ngọn, sau 80 - 84 ngày kể từ khi giâm hom, đã thu đ−ợc 19,2 chồi từ 1 chồi ngọn ban đầu trong điều kiện thời tiết vùng Phú Hộ - Phú Thọ [44].

Theo Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Quốc Hùng và cộng sự (2005), sử dụng chồi ngọn, tiến hành chẻ dọc rồi cắt lát cho hệ số nhân giống cao hơn so với ph−ơng pháp cắt lát trực tiếp không chẻ dọc, với 15,7 chồi/1 chồi ngọn [12].

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Liễu và cộng sự (2004), trong điều kiện thời tiết khí hậu ở các tỉnh phía Nam nhân giống dứa bằng hom chồi ngọn theo ph−ơng pháp chẻ t− rồi tách hom, sau 2 tháng nhân giống cho hệ số nhân giống đạt 25 - 27 con chồi/chồi ngọn [22].

- Nhân giống bằng ph−ơng pháp bẻ hoa tự: là ph−ơng pháp sau khi cây hình thành hoa, tiến hành bẻ hoa hoặc cắt bớt một phần hoa tự, sau đó thu chồi tạo thành từ cuống quả. Kết quả thí nghiệm cho thấy hệ số nhân có thể lên tới 4,7 chồi/cây. Nh−ợc điểm của ph−ơng pháp này là không thu hoạch đ−ợc quả từ những cây xử lý [7]. Theo Nguyễn Trọng Đằng (2003), sau khi kết thúc nở hoa của dứa, dùng dao cắt đi 2/3 của quả dứa và chỉ để lại 1/3 của quả, sau 3 tháng cho hệ số nhân 2,4 chồi/cây [10].

32

Trong nhân giống bằng ph−ơng pháp khử đỉnh sinh tr−ởng, sử dụng các tác nhân hoá học hoặc cơ học phá huỷ mô phân sinh đỉnh bắt buộc cây ra nhiều chồi mới. Theo Đặng Ph−ơng Trâm (1998), Vũ Công Hậu (1999), sử dụng dùi nhọn hoặc H2SO4 0,1N để khử đỉnh sinh tr−ởng, kích thích tạo chồi mới. Với các ph−ơng pháp trên, các tác giả thu đ−ợc 10 chồi/cây [43], [16]. Nh−ợc điểm của ph−ơng pháp này là không thu hoạch đ−ợc quả từ những cây xử lý.

Theo Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Quốc Hùng và cộng sự (2005), khử đỉnh sinh tr−ởng ở giai đoạn v−ờn giâm (khi chồi giống có chiều cao đạt 50 - 60 cm) cho tổng số chồi thu đ−ợc sau 4 lần tách là 11,2 chồi và sau 10 - 12 tháng kể từ khi ra ngôi thu đ−ợc xấp xỉ 120 chồi đủ tiêu chuẩn trồng mới từ một chồi đ−ợc ra ngôi ban đầu [12].

Hoàng Chúng Lằm và cộng sự (2005) tiến hành khử đỉnh sinh tr−ởng của chồi dứa trên hom giâm tại v−ờn giâm cho kết quả tốt khi chồi có chiều cao 2 - 3 cm (trong điều kiện thời tiết vùng Phú Hộ - Phú Thọ). Cùng với ph−ơng pháp khử đỉnh sinh tr−ởng ngay trên v−ờn giâm, tác giả cũng đã cho thấy ph−ơng pháp khử đỉnh sinh tr−ởng trên v−ờn −ơm và xử lý hoá chất đã làm tăng khả năng hình chồi trên cây dứa sau khi thu hoạch. Cũng nghiên cứu này cho thấy, khử đỉnh sinh tr−ởng khi cây có chiều cao đạt 25 - 30 cm trên v−ờn −ơm đã cho hệ số nhân giống đạt 16,7 lần sau chu kỳ sản xuất 16 tháng [20].

- Nhân giống bằng ph−ơng pháp nuôi cấy mô (invitro):

Nhân giống bằng ph−ơng pháp nuôi cấy mô tế bào là ph−ơng pháp hiện đại, nhân giống trong điều kiện vô trùng của phòng thí nghiệm, hệ số nhân giống cao, có thể đạt 106 cây/năm [31].

Với mục tiêu nâng cao hệ số nhân giống dứa Cayen, cùng với nghiên cứu các biện pháp nhân giống bằng kỹ thuật giâm hom, kỹ thuật khử đỉnh sinh tr−ởng, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu nhân giống dứa Cayen bằng biện

33

pháp nuôi cấy mô (invitro) và đã thu đ−ợc một số kết quả nhất định. ứng dụng thành công kỹ thuật nhân giống dứa bằng nuôi cấy mô đã mở ra một triển vọng trong việc giải quyết yêu cầu về giống cho sản xuất. Năm 1969, tác giả Nguyễn Quang Thạch và cộng sự đã xây dựng thành công quy trình nhân giống invitro cho cây dứa Cayen Phú Hộ. Quy trình gồm các b−ớc sau:

Tạo vật liệu khởi đầu Nuôi và nhân nhanh (2,5 tháng) Tạo cây hoàn chỉnh (1,5 tháng) V−ờn −ơm (6 - 8 tháng) Ruộng sản xuất (12 tháng).

Năm 1978, Vũ Mỹ Liên cùng với cộng sự đã thành công trong việc nhân giống dứa bằng cách tạo thể chồi trực tiếp từ mô cây ban đầu và đã ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân nhanh đối với giống Queen Long An. Sau đó, Nguyễn Hữu Hổ và Nguyễn Văn Uyển đã đ−a ra qui trình nhân nhanh invitro và đề nghị áp dụng cho cây dứa Cayen d−ới dạng nhân thể chồi.

Tuy nhiên, quy trình nhân giống bằng ph−ơng pháp nuôi cấy mô ch−a đ−ợc phổ biến ở quy mô lớn bởi vẫn còn một số khâu của quy trình ch−a đ−ợc nghiên cứu hoàn thiện, đặc biệt là ở giai đoạn v−ờn −ơm. Để hoàn thiện đ−ợc quy trình kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô, một số nghiên cứu nhằm giải quyết công đoạn ở v−ờn −ơm đã đ−ợc nghiên cứu nh− áp dụng thuỷ canh, khí canh, thuỷ canh cải tiến… Tuy nhiên, kết quả ch−a thuyết phục đ−ợc ng−ời sản xuất bởi ph−ơng pháp này đòi hỏi đầu t− cơ sở hạ tầng, trang thiết bị rất tốn kém, thời gian sản xuất dài (1 năm), giá thành cây giống cao, khoảng 1.000 đồng/cây (Lâm Ngọc Ph−ơng, Đặng Ph−ơng Trâm 1993 - 1997) [31].

Theo Nguyễn Đức Thành và CS (1994) [27], khi nghiên cứu nhân giống dứa Cayen đã thí nghiệm 17 loại môi tr−ờng nuôi cấy và tìm ra 2 loại môi tr−ờng có khả năng tạo callus và cụm chồi tốt, hệ số cấy chuyển lên tới 4 sau 1 lần cấy chuyển là 1,5 tháng.

Theo Nguyễn Thị Nhẫn và Nguyễn Quang Thạch (1994) khi nghiên cứu nhân giống dứa Cayen bằng ph−ơng pháp invitro cho biết chồi ngọn 2 tháng

34

tuổi là nguyên liệu thích hợp cho nuôi cấy mô cây dứa. Môi tr−ờng nhân nhanh nhất là MS + 1 - 2 ppm BA, 2,5% Saccaroza và môi tr−ờng thích hợp cho sự ra rễ là MS + 0,5 ppm NAA [29].

Qua thời gian nghiên cứu để tìm ra các giải pháp có tính thuyết phục hơn, đến năm 2002, công nghệ sản xuất cây giống dứa Cayen bắt nguồn từ nuôi cấy mô thực vật đã đ−ợc các tác giả Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Nhẫn, Nguyễn Khắc Thái Sơn, Đinh Tr−ờng Sơn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, đ−a giá thành của một chồi giống dứa nhân giống bằng nuôi cấy mô xuống chỉ còn 600 đồng/chồi, với thời gian v−ờn −ơm từ 5 - 6 tháng và thời gian từ trồng đến thu hoạch là 24 tháng [36].

Có thể nhận thấy việc nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống dứa Cayen đã đ−ợc quan tâm trong những năm qua và đã đạt đ−ợc kết quả b−ớc đầu. Tuy nhiên, từ nhu cầu của sản xuất cho thấy cần tiếp tục nghiên cứu, cải tiến các ph−ơng pháp hiện tại và đẩy mạnh nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống mới với mục tiêu nâng cao hệ số nhân giống, giảm giá thành, nâng cao chất l−ợng chồi giống, thúc đẩy ngành trồng dứa phát triển.

* Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật canh tác:

Trong những năm gần đây một số cơ quan chuyên ngành đã tập trung nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất dứa Cayen và đặc biệt là vấn đề rải vụ thu hoạch quả, kết quả b−ớc đầu đã thu đ−ợc nh− sau:

- Nghiên cứu về mật độ trồng

Theo Nguyễn Văn Nghiêm và cộng sự (2005), mật độ trồng thích hợp ở Phú Thọ và những nơi có điều kiện t−ơng tự là 67.700 cây/ha. Với mật độ này, cây dứa sinh tr−ởng, phát triển, cho năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với 65 tấn/ha [27], [28].

35

- Nghiên cứu về phân bón

Theo Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Quốc Hùng và cộng sự (2005), với liều l−ợng phân bón 8g N + 4g P2O5 + 16g K2O5 và 8g N + 4g P2O5 + 16g K2O5 có năng suất thu đ−ợc đạt cao và t−ơng tự nhau (78,8 - 79,0 tấn/ha). Phun bổ sung axits Boric với nồng độ 0,2 % vào hai thời điểm tr−ớc khi ra hoa và sau khi nở hoa đã làm tăng kích th−ớc và khối l−ợng quả dứa Cayen, năng suất thu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật làm tăng hệ số nhân giống vô tính cây dứa cayen (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)