26
Cho đến nay, ở n−ớc ta, những nghiên cứu về chọn tạo giống dứa chủ yếu mới đ−ợc dừng lại ở công tác nhập nội, khảo nghiệm đánh giá tính thích ứng của giống, nhằm chọn đ−ợc các giống dứa trồng thích hợp trong điều kiện sinh thái của Việt Nam. Công tác chọn tạo giống bằng các ph−ơng pháp lai hữu tính, bằng xử lý đột biến… mới chỉ thu đ−ợc những kết quả b−ớc đầu.
Theo Nguyễn Công Huân (1939) và Nguyễn Văn Cống (1962), các giống dứa thuộc nhóm dứa Queen đã đ−ợc nhập nội vào n−ớc ta từ năm 1913, các giống dứa thuộc nhóm dứa Cayen đ−ợc ng−ời Pháp đ−a vào Việt Nam năm 1939 và đ−ợc trồng đầu tiên ở các tỉnh phía Bắc.
Việc nghiên cứu tuyển chọn giống dứa ở n−ớc ta phải kể tới đầu tiên là những nghiên cứu tại Viện Cây công nghiệp và Cây ăn quả từ những năm 70. Các tác giả đã thu thập, đ−a vào trồng, theo dõi, đánh giá một tập đoàn trên 30 giống của các nhóm dứa khác nhau [11], [15]. Từ nguồn quỹ gen nhập nội, chúng ta đã chọn đ−ợc các giống dứa phù hợp với điều kiện sinh thái của Việt Nam và hiện đ−ợc trồng phổ biến ở các vùng trồng dứa tập trung trên cả n−ớc. Các giống dứa đã đ−ợc tuyển chọn thành công là dứa Hoa Phú Thọ, dứa Na Hoa (nhóm dứa Queen), và một số giống thuộc nhóm dứa Spanish.
Trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp nhà n−ớc (KN - DL - 92 - 06 giai đoạn 1992 - 1996), Vũ Mạnh Hải và cộng sự (Viện Nghiên cứu Rau quả) đã tiến hành nhập nội, so sánh và tuyển chọn đ−ợc 2 giống Cayen Chân Mộng và Cayen Trung Quốc có năng suất, chất l−ợng phù hợp cho chế biến đồ hộp, đ−ợc HĐKH Bộ NN & PTNT công nhận là giống quốc gia [11].
Theo Hoàng Chúng Lằm và cộng sự (2005), từ kết quả khảo nghiệm đánh giá các giống dứa nhập nội, ngoài các giống dứa Cayen Chân Mộng, Cayen Trung Quốc, một số giống dứa mới đ−ợc nhập nội rất có triển vọng trồng thích hợp ở các tỉnh phía Bắc là Đài Nông 4 và MD2 [20].
ở các tỉnh phía Nam, dứa Cayen nhập từ Hawoai (năm 1937) đ−ợc trồng đầu tiên ở Chí Hoà, Long Khánh, Lộc Ph−ớc và đồn điền Xantamaria. Sau hoà bình lập lại (1954), cây dứa đ−ợc phát triển ở nhiều địa ph−ơng, đặc
27
biệt là từ 1960 trở đi, nhiều cơ sở nông tr−ờng, hợp tác xã chuyên canh dứa đ−ợc thành lập, nghề trồng dứa từng b−ớc đ−ợc củng cố.
Theo Phạm Ngọc Liễu và cộng sự (2005), từ kết quả thí nghiệm so sánh năng suất, phẩm chất và đánh giá tính thích nghi của 11 dòng dứa Cayen thu thập trong và ngoài n−ớc: C9, C10, C11, C12, C14, C15, C16, C17 (Pháp), C20 (Thái Lan), C22 (Trung Quốc), C31 (Lâm Đồng), đã chọn ra đ−ợc 3 dòng có nhiều −u điểm hơn cả là C10, C20 và C22. Đây là những dòng có triển vọng thích hợp cho phát triển ở các tỉnh phía Nam [24].
Về công tác chọn tạo giống bằng ph−ơng pháp lai hữu tính cũng đang đ−ợc Viện Nghiên cứu Rau quả (khu vực phía Bắc) và Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (khu vực phía Nam) thực hiện và hiện nay đã có những kết quả ban đầu.