Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần tăng năng suất đậu tương trong điều kiện vụ hè trên đất bạc màu việt yên bắc giang (Trang 85 - 87)

5.1. Kết luận

1. Kết quả điều tra thực trạng sản xuất đậu t−ơng của huyện Việt Yên cho thấy diện tích trồng đậu t−ơng ch−a đ−ợc chú trọng mở rộng (đặc biệt đậu t−ơng hè), năng suất ch−a cao do các nguyên nhân sau:

- Thiếu giống tốt có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái và cơ cấu của vùng.

- Kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, đất bạc màu, nghèo dinh d−ỡng, phân bón sử dụng chủ yếu là phân đạm ít sử dụng sử dụng phân chuồng và kali.

- Mật độ gieo trồng không hợp lý (quá th−a hoặc quá dày) đã ảnh h−ởng đến năng suất đậu t−ơng.

2. Kết quả thí nghiệm so sánh b−ớc đầu cho thấy: trên đất bạc màu Việt Yên - Bắc Giang:

- Các giống D140, D912 có khả năng sinh tr−ởng và phát triển tốt, đây là những giống có năng suất cao. Thời gian sinh tr−ởng 88 - 90 ngày thích hợp cho vụ đậu t−ơng hè trong cơ cấu 3 vụ của vùng Việt Yên - Bắc Giang:

Lúa xuân - Đậu t−ơng hè - Cây vụ đông.

Ngoài ra giống ĐT12 có năng suất khá cao, hơn hẳn các giống đối chứng DT84, Lơ 75, Đặc biệt giống ĐT12 có thời gian sinh tr−ởng ngắn (75 ngày) thích hợp với cơ cấu cây trồng của địa ph−ơng (cơ cấu 4 vụ):

Lúa xuân - Đậu t−ơng hè - Lúa mùa muộn - Khoai tây đông

- Giống ĐT12hạt to, vàng đẹp, chất l−ợng hạt tốt phù hợp với thị hiếu ng−ời tiêu dùng.

3. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với đất bạc màu, nghèo dinh d−ỡng, hàm l−ợng kali trong đất ở mức thấp. Do vậy việc bón kali đã làm tăng năng

suất đậu t−ơng đáng kể. Mức bón 90 kg K2O cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

4. Mật độ khác nhau đã ảnh h−ởng đến các chỉ tiêu diện tích lá, tích luỹ chất khô, các yếu tố cấu thành năng suất. Kết quả thí nghiệm cho thấy giống ĐT12ở vụ hè cho năng suất cao nhất ở mật độ 40 cây/m2.

5.2. Đề nghị

1. Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi b−ớc đầu đề xuất khảo nghiệm và mở rộng diện tích với hai dòng D140, D912 cho vụ đậu t−ơng hè (cơ cấu 3 vụ) ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ nói chung và huyện Việt Yên nói riêng. 2. Giống ĐT12 có thời gian sinh tr−ởng ngắn, năng suất cao, hạt to, mẫu mã đẹp đề nghị đ−ợc trồng rồng rãi với các vùng trong huyện, trong tỉnh Bắc Giang.

3. Đề nghị đ−ợc tiếp tục nghiên cứu trong nhiều năm, nhiều vụ cũng nh− ở nhiều vùng sinh thái khác nhau để có kết luận một cách chính xác hơn về các dòng, giống và 1 số biện pháp kỹ thuật cụ thể trong địa bàn của tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần tăng năng suất đậu tương trong điều kiện vụ hè trên đất bạc màu việt yên bắc giang (Trang 85 - 87)