Sự tích luỹ chất khô của các dòng, giống đậu t−ơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần tăng năng suất đậu tương trong điều kiện vụ hè trên đất bạc màu việt yên bắc giang (Trang 50 - 52)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.5. Sự tích luỹ chất khô của các dòng, giống đậu t−ơng

Sự tích luỹ chất khô của cây trồng nói chung và cây đậu t−ơng nói riêng phụ thuộc vào chỉ số diện tích lá và hiệu suất quang hợp. L−ợng chất khô tích luỹ đ−ợc trên đơn vị diện tích là yếu tố quyết định tạo nên năng suất cây trồng. Tuy nhiên l−ợng chất khô tích luỹ đ−ợc phụ thuộc vào đặc tính của từng giống và chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh.

* Thời kỳ bắt đầu ra hoa:

ở thời kỳ này l−ợng chất khô tích luỹ đ−ợc còn chậm chỉ 40% l−ợng chất khô tích luỹ ở thời kỳ ra hoa rộ và khoảng 17% so với thời kỳ quả mẩy.

Vụ hè 2003, thời kỳ này l−ợng chất khô của các dòng, giống đạt khá cao ngay từ thời kỳ đầu và biến động trong khoảng 3,47 đến 4,34 g/cây, cao nhất là D140 (4,34 g/cây), thấp nhất là ĐT12 (3,47 g/cây), các giống còn lại biến động từ 3,8 đến 4,14 g/ cây.

Vụ hè 2004, l−ợng chất khô tích luỹ đ−ợc ở thời kỳ này biến động từ 3,65 đến 4,45 g/cây, cao nhất là D912 (4,45 g/cây), tiếp đến là M103 (4,43 g/cây), D140 (4,35 g/cây), thấp nhất là đối chứng Lơ 75 (3,65 g/cây), còn lại là ĐT12 (4,0 g/cây).

Nhìn chung ở thời kỳ này các giống thí nghiệm đều có l−ợng chất khô tích luỹ đ−ợc khá cao. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Song Dự khi nghiên cứu cơ cấu mùa vụ đậu t−ơng cũng cho rằng: vụ hè có điều kiện thuận lợi cho sinh tr−ởng, phát triển đậu t−ơng.

* Thời kỳ ra hoa rộ:

Vụ hè 2003, sự tích luỹ chất khô của các dòng, giống biến động từ 7,95 đến 10,13 g/cây, dòng có khối l−ợng chất khô cao nhất là D140 (10,13 g/cây), cao hơn

đối chứng DT84 (10,03 g/cây), thấp nhất là ĐT12 (7,95 g/cây), các giống còn lại đều thấp hơn đối chứng.

Vụ hè 2004, sự tích luỹ chất khô của các dòng, giống biến động từ 6,8 đến 11,0 g/cây, dòng có khối l−ợng chất khô cao nhất là D912 (11,0/cây), thấp nhất là đối chứng Lơ 75 (3,65g/cây), tiếp đến là ĐT12 8,6 g/cây, các giống còn lại l−ợng chất khô tích luỹ t−ơng đ−ơng nhau (10,5 g/cây).

Bảng 4.6. Sự tích luỹ chất khô của các dòng, giống đậu tơng (g/cây)

TK bắt đầu ra hoa TK ra hoa rộ TK quả mẩy Dòng, giống 2003 2004 2003 2004 2003 2004 DT 84 (Đ/C) 4,14 - 10,03 - 18,12 - Lơ 75 (Đ/C) - 3,65 - 6,8 - 16,50 ĐT12 3,47 4,00 7,95 8,6 17,58 18,60 D140 4,34 4,35 10,13 10,5 19,62 20,33 D912 4,13 4,45 9,58 11,0 19,32 21,33 D907 3,80 - 8,96 - 17,40 - M103 - 4,43 - 10,4 - 18,93 Cv% LSD 5% 6,4 3,00 2,215 1,09 *Thời kỳ quả mẩy

Là thời kỳ mà các dòng, giống tích luỹ chất khô đạt tối đa. Thời kỳ này l−ợng chất khô tích luỹ đ−ợc có t−ơng quan thuận với năng suất (r =0,5 - 0,9), ở thời kỳ này l−ợng chất khô tích luỹ đ−ợc ở vụ hè 2003 của các dòng, giống biến động từ 17,4 đến 19,62 g/cây. Đạt cao nhất là giống D140 (19,62 g/ cây), đứng thứ 2 là giống D912 (19,3 g/cây) thấp nhất là D907 (17,4 g/cây), tiếp đến là ĐT12 (17,58 g/cây) thấp hơn đối chứng DT84 (18,12 g/cây). Sự sai khác này ở mức sai khác có ý nghĩa.

Vụ hè 2004 l−ợng chất khô tích luỹ đ−ợc của các dòng, giống biến động từ 16,05 đến 21,33 g/cây. Đạt cao nhất là giống D912 và D140 (20,33 g/cây), thấp nhất là đối chứng Lơ 75 (16,50 g/cây), tiếp đến là ĐT12 (18,60 g/cây), còn lại M103 (18,93g/cây. Sự sai khác này ở mức sai khác có ý nghĩa.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong cả 2 vụ hè giống D140 và D912 có khả năng tích luỹ chất khô cao. Điều đó cho thấy D140 và D912 có khả năng quang hợp và vận chuyển các chất đồng hoá về cơ quan dự trữ tốt ở các điều kiện ngoại cảnh khác nhau (bảng 4.6).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần tăng năng suất đậu tương trong điều kiện vụ hè trên đất bạc màu việt yên bắc giang (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)