Ảnh h−ởng của l−ợng phân kali đến sự tích luỹ chất khô của giống ĐT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần tăng năng suất đậu tương trong điều kiện vụ hè trên đất bạc màu việt yên bắc giang (Trang 64 - 68)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2. ảnh h−ởng của l−ợng phân kali đến sự tích luỹ chất khô của giống ĐT

Kali có vai trò quan trọng trong quá trình tích luỹ và vận chuyển chất hữu cơ về hạt. Tuy nhiên l−ợng chất khô thay đổi qua các thời kỳ sinh tr−ởng đạt cao nhất ở thời kỳ quả mẩy.

* Thời kỳ bắt đầu ra hoa:

ở thời kỳ này do cây còn nhỏ nên l−ợng chất khô tích luỹ đạt ch−a nhiều. Vụ hè 2003, l−ợng chất khô tích luỹ ở thời kỳ này biến động từ 2,5 - 5,0 g/cây và cao nhất ở công thức 120 K2O (5,08 g/cây), tiếp đến là công thức bón 90 kg K2O (4,80 g/cây), thấp nhất là đối chứng (2,50 g/cây).

Vụ hè 2004, l−ợng chất khô tích luỹ ở thời kỳ này biến động từ 2,23 - 2,13 g/cây và cao nhất ở công thức 120 kg K2O (5,13 g/cây), tiếp đến là công thức bón 90 kg K2O (4,78 g/cây), thấp nhất là đối chứng (2,23 g/cây). Các công thức còn lại đều cao hơn đối chứng từ 1,28 - 2,62 g /cây.

* Thời kỳ ra hoa rộ

Vụ hè 2003, l−ợng chất khô tích luỹ ở các công thức biến động từ 3,96 - 10,8 g/cây, cao nhất là công thức bón 90 kg K2O (10,8 g/cây), thấp nhất là đối chứng (3,97g/cây).

Vụ hè 2004, l−ợng chất khô tích luỹ ở các công thức biến động từ 3,97 - 10,88 g/cây, cao nhất là công thức bón 120 kg K O (10,88 g/cây),

thấp nhất là đối chứng (3,96 g/cây), các công thức còn lại cao hơn đối chứng (không bón kali) và biến động từ 6,93 -10,73 g/cây).

Bảng 4.13.nh hởng của lợng kali đến sự tích luỹ chất khô của giống ĐT12 (g /cây)

Thời kỳ bắt đầu

ra hoa Thời kỳ ra hoa rộ Thời kỳ quả mẩy L−ợng K2O (kg /ha) 2003 2004 2003 2004 2003 2004 0 2,50 2,23 3,97 3,96 10,87 11,53 30 3,45 3,51 6,96 6,93 14,38 15,43 60 4,20 4,36 9,33 9,66 18,77 19,20 90 4,80 4,78 10,80 10,73 20,25 20,46 120 5,08 5,13 10,60 10,88 19,61 19,13 Cv% 8,3 5,5 LSD 5% 2,61 1,77

* Thời kỳ quả mẩy

Vụ hè 2003, l−ợng chất khô tích luỹ đạt cao nhất ở thời kỳ này và biến động từ 10,87 - 20,25 g/cây và đạt cao nhất ở công thức 90 kg K2O (20,25 g/cây), thấp nhất ở công thức đối chứng (10,87 g/cây).

Vụ hè 2004, l−ợng chất khô tích luỹ đạt cao nhất và biến động từ 11,53 - 20,46 g /cây. ở thời kỳ này, l−ợng chất khô tích luỹ cao nhất là công thức 90 kg K2O (20,46 g/cây), l−ợng chất khô tích luỹ thấp nhất ở công thức đối chứng (11,53 g /cây).

Kết quả phân tích trên cho thấy l−ợng chất khô tích luỹ cao nhất ở cả 2 vụ hè là công thức bón 90 kg K2O, v−ợt quá mức này l−ợng chất khô có xu h−ớng giảm xuống. Điều này chứng tỏ rằng ở công thức bón 90 kg K2O có l−ợng kali thích hợp cho khả năng tích luỹ chất khô cao nhất.

Nh− vậy, l−ợng kali có ảnh h−ởng rõ rệt đến khả năng tích luỹ chất khô, qua phân tích thống kê sự sai khác này có ý nghĩa. Đây là chỉ tiêu có liên quan chặt chẽ đến năng suất cây trồng, do đó cần cung cấp đầy đủ và đúng liều l−ợng giúp cây sinh tr−ởng tốt tăng khả năng tích luỹ và vận chuyển các chất hữu cơ về hạt nhằm tăng năng suất cây trồng.

4.3.3. ảnh hởng cuả lợng phân kali đến khả năng chống chịu sâu bệnh

của giống ĐT 12

N−ớc ta có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm quanh năm rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Vì vậy để đảm bảo và nâng cao năng suất đậu t−ơng thì các công tác phòng trừ sâu bệnh hại cho đậu t−ơng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, trong đó việc bón phân cân đối, hợp lý góp phần hạn chế sự phát triển của sâu bệnh đặc biệt phân kali. Kết quả nghiên cứu đ−ợc trình bày ở bảng 4.14.

Bảng 4.14.nh hởng cuả lợng phân kali đến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống ĐT 12 Vụ hè 2003 Vụ hè 2004 L−ợng K2O (kg /ha) Bệnh gỉ sắt (điểm) Sâu cuốn lá (%) Sâu đục quả (%) Bệnh xoăn lá (điểm) Sâu ban miêu (%) Sâu cuốn lá (% Sâu đục quả (%) 0 3 10,50 9,50 3 4,9 4.00 3,66 30 2 10,10 7,25 2 3,65 3,33 2,50 60 1 7,00 5,10 2 3,5 3,00 2,30 90 0 3,50 3,00 1 3,10 1,65 2,00 120 0 3,20 2,80 1 4,10 2,65 1,80

Kết quả bảng 4.14 cho thấy:

- Bệnh gỉ sắt: ở công thức đối chứng không bón kali chúng tôi thấy bệnh gỉ sắt phát triển mạnh nhất (điểm 3) tiếp đến là mức bón 30 kg K2O (điểm 2),

các công thức còn lại biến động từ điểm (0 - 1), vụ hè 2004, không thấy xuất hiện bệnh gỉ sắt.

- Bệnh xoăn lá: Bệnh xoăn lá xuất hiện ở vụ hè 2004 gây hại ở mức

nhẹ đến trung bình, cao nhất là công thức 0 kg K2O (điểm3), tiếp đến là công thức bón 30, 60 kg K2O (điểm 2), các công thức còn lại (điểm 1). - Sâu cuốn lá, sâu đục quả: là đối t−ợng sâu hại chủ yếu ở đậu t−ơng, đặc biệt ở giai đoạn hình thành quả và quả mẩy, nếu chúng ta phòng trừ không kịp thời sẽ ảnh h−ởng đến năng suất vì sâu cuốn lá gây hại lá ảnh h−ởng đến quang hợp, sâu đục quả hại quả non, quả mẩy ảnh h−ởng đến năng suất và chất l−ợng hạt. Qua theo dõi chúng tôi thấy khi tăng l−ợng kali tỷ lệ sâu cuốn lá giảm đáng kể, vụ hè 2003 tỷ lệ sâu cuốn lá ở các công thức biến động từ 3,2 đến 10,5% cao nhất là công thức đối chứng (10,5%), thấp nhất ở công thức bón 120 kg K2O (3,2%). Đối với sâu đục quả, tỷ lệ sâu đục quả ở các công thức biến động từ 2,8 - 9,5%, cao nhất là công thức không bón kali (9,5%), thấp nhất là công thức bón 120 kg K2O (2,8%).

Vụ hè 2004, tỷ lệ sâu cuốn lá ở các công thức biến động từ 2,65 - 4,0%, cao nhất là công thức đối chứng (4%), thấp nhất ở công thức bón 120 kg K2O (2,65%). Đối với sâu đục quả, vụ hè 2004 tỷ lệ sâu đục quả thấp hơn chỉ 1,8 đến 3,66%, cao nhất là công thức không bón kali (3,66%), thấp nhất ở công thức bón 120 kg K2O (1,8%).

- Sâu ban miêu: Sâu ban miêu (hè 2004) hại mạnh nhất khi cây đậu

t−ơng có một lá thật ăn lá làm giảm khả năng quang hợp, ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng của cây. Tỷ lệ hại biến động từ 3,1 - 4,9%.

Nh− vậy, khi bón tăng l−ợng kali thì sâu bệnh trên cây đậu t−ơng có xu h−ớng giảm xuống. Tuy nhiên nếu bón quá mức sẽ mất cân đối giữa các nguyên tố sâu bệnh sẽ nhiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần tăng năng suất đậu tương trong điều kiện vụ hè trên đất bạc màu việt yên bắc giang (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)