Cơ cấu thu nhập của các nhóm nônghộ trong các ngành nghề

Một phần của tài liệu [Luận văn]điều tra đánh giá cơ cấu luân canh cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại thị xã bắc ninh (Trang 88 - 91)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.5. Cơ cấu thu nhập của các nhóm nônghộ trong các ngành nghề

nghề sản xuất nông nghiệp ở thị xã Bắc Ninh

Thu nhập hàng năm của lao động nông nghiệp đ−ợc xem là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ. Nh−ng cơ cấu thu nhập của từng nhóm vật nuôi, cây trồng, ngành nghề trong nông nghiệp lại đánh giá mức độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của một vùng, một địa ph−ơng nào đó…..Nhà n−ớc nhìn nhận cơ cấu thu nhập của nông nghiệp, nông thôn để xem xét khả năng đầu t−, mức độ tiếp cận thị tr−ờng của nông hộ.

Qua khảo sát, điều tra trên địa bàn thị xã Bắc Ninh cho thấy những hộ không có nhiều đất, lao động cũng có thể có thu nhập cao, nhờ chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu thời vụ, và phát triển các nghề phụ.

Đối với những hộ có thu nhập thấp ( ta vẫn th−ờng gọi là hộ nghèo ) trong quá trình sản xuất th−ờng gặp phải một số khó khăn sau đây:

- Có nhiều lao động nh−ng lao động không có kiến thức, thiếu hiểu biết, ít đ−ợc đào tạo, bồi d−ỡng

- Quản lý sản xuất theo ph−ơng thức tự cung, tự cấp, hiệu quả thấp, thiếu hiểu biết về kinh tế thị tr−ờng trong sản xuất nông nghiệp.

Giải pháp cho nhóm hộ này là phải triển khai đồng bộ từ cho vay vốn

−u đãi đến chuyển giao khoa học, kỹ thuật, xây dựng các mô hình ứng dụng kỹ thuật mới tại chỗ để các thành viên trong nhóm tự đào tạo, tự giúp nhau phát triển. Phấn đấu để nhóm hộ này từ chỗ thiếu ăn, chuyển sang sản xuất tự túc đủ l−ơng thực, thực phẩm ở quy mô nông hộ tr−ớc khi chuyển sang sản xuất nông nghiệp với cơ cấu cây trồng, vật nuôi mới.

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy hầu hết các hộ có thu nhập từ nông nghiệp cao đều chuyển từ 20 – 30% diện tích trồng lúa và cây trồng khác sang cơ cấu lúa – cá, trồng rau, hoa cây cảnh. Họ chủ động tìm kiếm thị tr−ờng tiêu thụ cho các sản phẩm của mình. Có tới 14,30% số hộ khá, giàu đã chuyển sang sản xuất nông nghiệp theo h−ớng hệ thống trang trại hàng hoá. Họ tiến hành dồn đổi thửa, thuê đất, thậm chí là mua lại đất nông nghiệp của các hộ khác để tăng quy mô đất sản xuất. Việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo h−ớng trang trại là b−ớc đi tất yếu để hình thành nền nông nghiệp hàng hoá nhiều thành phần. Thị xã Bắc Ninh đã và đang phát triển theo h−ớng nông nghiệp trang trại vì những lợi ích sau:

- Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nông nghiệp.

- Giảm bớt rủi ro trong điều kiện phát triển nông nghiệp nhiệt đới. - Sản xuất trang trại gắn với thị tr−ờng, các sản phẩm trang trại tạo ra có điều kiện cạnh tranh tốt hơn trên thị tr−ờng.

- Phát triển nông nghiệp theo h−ớng trang trại là b−ớc phát triển để tạo ra sự phát triển bền vững hơn, đảm bảo an ninh l−ơng thực, thực phẩm.

- Thực hiện ph−ơng châm “ lấy ngắn nuôi dài”, các trang trại đã đa dạng hoá sản phẩm đồng thời nhờ ph−ơng châm này mà tạo ra đ−ợc nguồn vốn tại chỗ để đầu t− trở lại cho các hoạt động của trang trại, giảm thiểu sự căng thẳng về vốn, về lao động mà việc sản suất nông nghiệp th−ờng gặp phải.

- Nhờ phát triển hệ thống trang trại mà các hoạt động dịch vụ khác : chế biến nông sản, cho vay tài chính…sẽ theo đó phát triển. Trong t−ơng lai không xa sẽ hình thành các khu công nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn, thu hút lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho ng−ời lao động ở nông thôn.

Qua tổng hợp, điều tra, nghiên cứu chúng tôi thấy để chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý theo h−ớng sản xuất hàng hoá chúng ta có thể tham khảo sơ đồ 7.

Một phần của tài liệu [Luận văn]điều tra đánh giá cơ cấu luân canh cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại thị xã bắc ninh (Trang 88 - 91)