4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng căn cứ vào nhu cầu thị tr−ờng và
và quy mô dân số
Hiện nay tiêu thụ sản phẩm là vấn đề khó khăn nhất của ng−ời sản xuất, đặc biệt là ng−ời nông dân. Nguyên nhân của vấn đề trên tr−ớc hết là do thị tr−ờng nông thôn còn hạn chế, ng−ời nông dân vẫn ch−a quen với kinh tế thị tr−ờng, ch−a biết và nắm bắt nhu cầu nhiều về thị tr−ờng, cho nên sản xuất ch−a thực sự gắn với tiêu thụ, chế biến.
Theo Phạm Thị T−ớc (2000) [67] thì hiện tại ở Việt Nam thị tr−ờng trong n−ớc tiêu thụ khoảng 65 –70 % tổng sản l−ợng các sản phẩm nông nghiệp, trong đó 57% là gạo, 100% ngô, gần 100% đ−ờng và các sản phẩm chăn nuôi, 80% rau, hoa quả, 50% chè.
Với dân số xấp xỉ 90 triệu ng−ời vào năm 2010, thị tr−ờng trong n−ớc sẽ tiêu thụ phần lớn các sản phẩm nông, lâm nghiệp. Hiện nay ở n−ớc ta mức tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp (trừ lúa gạo) thấp hơn các n−ớc khác trong khu vực và trên thế giới. Nhu cầu tiêu thụ sẽ ngày càng tăng lên song song với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở n−ớc ta.
Theo dự báo phát triển nông thôn và nông nghiệp thị xã Bắc Ninh thì đến năm 2010 dân số của thị xã Bắc Ninh sẽ vào khoảng 139.000 ng−ời. Dân số ngày càng tăng, thị tr−ờng tiêu thụ nông sản trong n−ớc cũng nh− trong tỉnh sẽ tăng theo. Đây là một động lực thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Bắc Ninh nói chung và của thị xã Bắc Ninh nói riêng.
Hiện nay, thị tr−ờng xuất khẩu đã hình thành các danh mục nông sản xuất khẩu một số sản phẩm nông sản qua chế biến đồ hộp nh− các loại: vải, dứa, d−a chuột… sang các n−ớc ASEAN, các n−ớc Đông Âu… tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản của n−ớc ta, cũng nh− của tỉnh Bắc Ninh.