Đặc điểm của đất đai ảnh h−ởng đến hệ thống cây trồng

Một phần của tài liệu [Luận văn]điều tra đánh giá cơ cấu luân canh cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại thị xã bắc ninh (Trang 53 - 58)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.1.3.Đặc điểm của đất đai ảnh h−ởng đến hệ thống cây trồng

- Đặc điểm địa hình đất nông nghiệp

Thị xã Bắc Ninh thuộc vùng đồng bằng thuần nhất, địa hình t−ơng đối bằng phẳng, độ cao 0,6 - 0,3 m so với mực n−ớc biển. Khu vực thấp nhất thuộc xã Vũ Ninh th−ờng bị ngập úng vào mùa m−a lũ.

Bảng 2: Đặc điểm các nhóm đất chính ở thị x∙ Bắc Ninh năm 2004 Tính chất đất Nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) pH Mùn (%) N tổng số P2O5 (%) K2O (%)

Công thức luân canh

1. Đất phù sa đ−ợc bồi hàng

năm 6,00 0,23 4,5- 5,5 - - - - Cây công nghiệp-rau

2. Đất phù sa không đ−ợc bồi

hàng năm 15,40

0,58 4,5- 5,5 ≈ 2 0,1-0,15 0,05 < 0,1 Lúa – lúa – vụ đông

3. Đất phù sa Gley 552,28 20,96 4,5- 5,5 1,5 -2 - ≤ 0,05 < 0,1 Lúa – hoa Lúa - rau Rau – hoa 4.Đất phù sa có tầng loang lổ 516,40 19,60 4,5-5,5 1,5 - - 0,3-0,7 Lúa – lúa

Lúa- lúa – cây màu 5.Đất phù sa úng n−ớc mùa hè 37,00 1,40 4,5 ≥ 3,0 0,17 < 0,50 - Lúa – cá 6.Đất bạc màu trên phù sa cổ

254,80 9,67 4,5 1,07 0,08 0,012 - Lúa – cây CN

Lạc - đỗ t−ơng 7.Đất vàng nhạt trên đá cát và

dăm cuội kết 36,20 1,37 3,8- 4,0 1,0-1,4 - 0,01-0,02 0,2-0,3 Nông lâm kết hợp

- Tính chất của các loại đất quy hoạch sử dụng:

Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng tỉnh Bắc Ninh căn cứ quy phạm điều tra lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất tiêu chuẩn kỹ thuật cấp ngành: TCVN – 2000 của Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng và kết quả điều tra thổ nh−ỡng trên địa bàn của thị xã Bắc Ninh đã phân ra các nhóm đất đ−ợc nêu trong bảng 2.

+ Đất phù sa đ−ợc bồi của hệ thống sông Thái Bình (kí hiệu Pb)

Loại đất này có diện tích là 6 ha, chiếm 0,23% diện tích tự nhiên, phân bố ở ngoài đê sông Cầu. Hình thái phẫu diện tầng mặt th−ờng có màu nâu nhạt hoặc nâu thẫm, xuống các tầng d−ới có màu xám nâu, thành phần cơ giới thịt nhẹ, phản ứng dung dịch đất chua pH KCL: 4,5 - 5,5, hàm l−ợng mùn và đạm tổng số ở mức trung bình, các chất dễ tiêu nghèo, cation kiềm trao đổi thấp.

Đây là loại đất có độ phì tự nhiên thuộc loại trung bình thích hợp trồng các loại cây hoa màu l−ơng thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Để đảm bảo vừa nâng cao năng suất cây trồng đồng thời nâng cao độ phì cho đất cần tăng c−ờng bón phân hữu cơ.

+ Đất phù sa không đ−ợc bồi của hệ thống sông Thái Bình (kí hiệu P)

Loại đất này có diện tích là 15,4ha, chiếm tỷ lệ 0,58% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở ph−ờng Thị Cầu. Hình thái phẫu diện khá rõ, tầng đất mặt th−ờng có màu nâu t−ơi, các tầng d−ới có mầu nâu lẫn các vệt vàng nâu. Thành phần cơ giới th−ờng là thịt trung bình, nhiều nơi có thành phần cơ giới thịt nhẹ. Phản ứng của đất chua pH KCL: 4,5 - 5,5.

Hàm l−ợng mùn khá (≈ 2%), đạm tổng số từ trung bình đến khá (0,1 – 0,15%), lân tổng số trung bình (0,05%), lân dễ tiêu rất nghèo (0,5 – 2mg/100g đất), kali tổng số rất nghèo (< 0,1%). Tổng l−ợng cation trao đổi ở tầng đất mặt khoảng 8 - 10meq/100g đất. Đây là loại đất có độ phì khá, hiện tại đang trồng 2 vụ lúa hoặc hai vụ lúa – 1 cây vụ đông.

+ Đất phù sa Gley của hệ thống sông Thái Bình (kí hiệu Pg)

Diện tích 552,28ha, chiếm 20,96% diện tích tự nhiên, đất đ−ợc hình thành trên nền phù sa của hệ thống sông Thái Bình, nằm trong đê, địa hình vàn, vàn thấp, thuộc các xã Đại phúc, Võ C−ờng, Kinh Bắc, Vũ Ninh

Hình thái phẫu diện tầng đất mặt th−ờng có màu nâu xám hoặc xám nâu, các tầng d−ới có màu xám nhạt hoặc xám xanh. Thành phần cơ giới đất từ trung bình đến nặng hoặc sét. Phản ứng đất chua pH KCL: 4,5 - 5,5. Mùn ở tầng đất mặt khá (1,5 - 2%), lân tổng số nghèo (≤ 0,05%), lân dễ tiêu rất nghèo(≤ 2mg/100g đất), kali tổng số rất nghèo (< 0,1%), kali dễ tiêu cũng rất nghèo (< 5mg/100g đất). L−ợng cation kiềm trao đổi thấp.

Loại đất này có độ phì ở mức trung bình, chủ yếu đ−ợc sử dụng để trồng 2 vụ lúa. Để đảm bảo năng suất lúa cần tăng c−ờng bón các loại phân hữu cơ, bón vôi cải tạo độ chua, chú trọng bón lân và kali.

+ Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái Bình ( Pf )

Diện tích 516,4 ha, chiếm 19,6% diện tích tự nhiên, phân bố trên chân đất vàn, vàn cao ở hầu hết các xã, ph−ờng trong thị xã Bắc Ninh.

Đất có thành phần cơ giới trung bình, phản ứng dung dịch đất chua pHKCL: 4,5 –5,5. Tầng canh tác có kali tổng số từ 0,3 đến 0,7%; kali dễ tiêu từ 7 - 12 mg/100g đất. Lân dễ tiêu và lân tổng số đều nghèo, mùn tổng số tầng mặt ở mức trung bình 1,5%. Nhìn chung các chất dinh d−ỡng của đất đối với cây trồng đều ở mức từ nghèo đến trung bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay cây trồng chính là lúa 2 vụ và 1 vụ lúa, 1 vụ màu, ở chân đất này để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần đảm bảo đủ n−ớc t−ới, tăng c−ờng bón phân chuông, vôi và lân.

+ Đất phù sa úng n−ớc mùa hè (kí hiệu Pj)

Diện tích 37 ha, chiếm 1,4% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở địa hình thấp thuộc xã Vũ Ninh.

Hình thái phẫu diện tầng đất mặt th−ờng có màu nâu xám, xuống các tầng d−ới th−ờng có màu xám xanh hoặc xám đen. Phản ứng đất chua pH KCL: 4,5, mùn giàu ( ≥ 3,0%), đạm tổng số giàu (0,17%), lân tổng số nghèo, lân dễ tiêu nghèo. Kali tổng số nghèo (< 0,5%), kali dễ tiêu trung bình 10 - 15 mg/ 100g đất). Khu vực này để có thể trồng đ−ợc 2 vụ lúa trong năm cần giải quyết tốt vấn đề thuỷ lợi. Đối với các khu vực ngập sâu có thể chuyển đổi sang h−ớng canh tác lúa – cá.

+ Đất bạc màu trên phù sa cổ (kí hiệu B)

Diện tích 245,8 ha, chiếm 9,67 % diện tích tự nhiên. Phân bố ở xã Võ C−ờng, ph−ờng Vũ Ninh. Hình thái phẫu diện t−ơng đối rõ, tầng mặt th−ờng có màu xám hoặc xám đen, ở tầng d−ới có màu xám vàng, xám trắng là chủ yếu. Thành phần cơ giới là cát pha thịt nhẹ.

Phản ứng đất chua pH KCL: 4,5, mùn nghèo (1,07%), đạm tổng số nghèo ( 0,08%), lân tổng số nghèo, lân dễ tiêu rất nghèo ( 0,012% và 1mg/100g đất). Kali dễ tiêu nghèo. Đây là loại đất có độ phì tự nhiên thấp, đất chua.

Tại đây với các khu vực có địa hình vàn, vàn thấp, chủ động n−ớc t−ới nên bố trí trồng 2 vụ lúa kết hợp với bón vôi, lân và phân chuồng để cải tạo kết cấu đất. Các khu vực địa hình cao có thể bố trí trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là nhóm cây họ đậu.

+ Đất vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết (kí hiệu Fq)

Loại đất này có diện tích 36,2ha, chiếm tỷ lệ 1,37% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở ph−ờng Đáp Cầu, Thị Cầu và xã Đại Phúc.

nghèo từ 1 - 2 mg/100g đất. Kali tổng số 0,2 - 0,3%, kali dễ tiêu trung bình 5 –7 mg/ 100g đất.

Hiện nay loại đất này đ−ợc bố trí trồng rừng tạo độ che phủ, tránh rửa trôi tầng đất mặt.

Một phần của tài liệu [Luận văn]điều tra đánh giá cơ cấu luân canh cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại thị xã bắc ninh (Trang 53 - 58)