4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3.6. Khả năng tăng sản l−ợng lúa
Sản xuất thóc tăng lên chủ yếu nhờ vào thâm canh tăng năng suất và
tăng vụ, trên cơ sở đầu t− xây dựng và cải tạo các công trình thuỷ lợi quy mô
nhỏ và vừa để tăng diện tích ruộng hai vụ lúa.
Việc nâng cấp xây dựng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh nhằm giải quyết tốt vấn đề t−ới tiêu, cung cấp n−ớc trong mùa khô cho đồng ruộng; kết hợp với các biện pháp kỹ thuật sẽ cho phép thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích đất trồng 2 vụ ổn định của tỉnh.
Các tiến bộ về giống sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất cả về
l−ợng và chất, các giống lúa lai sẽ góp phần tăng năng suất từ 1,2 đến 1,5
lần. Các tiến bộ kỹ thuật về canh tác đã và sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả ngày càng cao trong sản xuất, thêm vào đó các tiến bộ trong công nghệ bảo quản,
chế biến sẽ góp phần giảm hao phí, nâng cao chất l−ợng nông sản, thuận lợi
trong việc vận chuyển, l−u thông, tiêu thụ, đặc biệt là đối với thóc, gạo. Tập trung thâm canh, tăng năng suất, nâng hệ số sử dụng đất trồng lúa từ 1,43 lên khoảng 1,55 - 1,60 (năm 2010). Trên diện tích lúa ruộng tập trung
phát triển theo h−ớng thâm canh cao, sử dụng giống lai trên 85% diện tích vụ
đông xuân và 60% diện tích vụ mùa (các giống lai chủ lực là Sán Ưu 63, Sán Ưu Quế 99, Bắc Ưu 64), trên diện tích gieo trồng còn lại chủ yếu sử dụng giống thuần cấp I. Dự kiến năng suất vụ đông - xuân đạt 60 tạ/ha, vụ mùa 45 tạ/ha vào năm 2005 và đến năm 2010 năng suất sẽ đạt 70 tạ/ha vụ đông - xuân
và 50 tạ/ha vụ mùa. Với lúa n−ơng cần phổ biến các giống lúa cạn tiến bộ kỹ
thuật để đ−a năng suất lên 12,5 tạ/ha vào năm 2005 và 15 tạ/ha vào năm 2010
(các giống chính đã khảo nghiệm có khả năng mở rộng là LC 90 - 04, LC 90 - 05).