Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến năng suất của giống

Một phần của tài liệu [Luận văn]ảnh hưởng liều lượng phân đạm và mật độ trồng đến năng suất của giống ngô lai DK 888 tại huyện cư jút đăk nông (Trang 70)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬ N

4.9.Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến năng suất của giống

Stt Công thức Số bắp hữu hiệu Chiều dài bắp (cm) Đ/kính bắp (cm) Số hàng/bắp Số hạt/hàng K.Lượng 1000 hạt (gram) Ẩm độ hạt khi thu hoạch (%) 1 M1N1 1,0 14,8 4,2 11,9 32,5 235,3 28,1 2 M1N2 1,1 16,9 4,7 12,3 34,0 255,3 29,0 3 M1N3 1,2 17,3 4,9 12,4 35,2 249,3 26,7 4 M1N4 1,2 18,8 5,4 12,8 36,3 252,7 28,1 5 M1N5 1,1 17,6 5,2 12,9 37,1 256,5 28,5 6 M2N1 1,0 14,5 4,5 11,7 31,0 234,5 28,1 7 M2N2 1,0 15,8 4,8 12,5 33,7 243,4 26,1 8 M2N3 1,1 16,5 4,9 12,3 34,3 238,3 27,8 9 M2N4 1,0 17,1 5,0 12,4 36,0 258,2 29,5 10 M2N5 1,0 16,8 4,7 12,5 35,4 250,4 28,9 Tóm lại: Mức bón đạm cao nhất các yếu tố cấu thành năng suất có chỉ

số cao và tăng dần theo các mức bón phân đạm. Rõ nhất là hai mức N4 và N5.

4.9. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến năng suất của giống ngô DK - 888 ngô DK - 888

Năng suất của cây ngô là mục tiêu cuối cùng của các nhà chọn giống cũng như người nông dân, nó thể hiện kết quả của một quá trình. Năng suất có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.

4.9.1. Năng sut lý thuyết

Năng suất lý thuyết chính là tiềm năng năng suất của một giống. Năng suất lý thuyết cao hay thấp còn phụ thuộc vào yếu tố như: Điều kiện thời tiết, kỹ thuật chăm sóc, mật độ và đặc biệt là phân bón. Kết quả nghiên cứu về

năng suất lý thuyết và năng sất thực thu của các công thức thí nghiệm trên hai nền đất được trình bày ở bảng 4.17 và bảng 4.18.

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến năng suất của giống ngô DK - 888 trên đất đỏ Bazan

Stt Công thức Năng suất sinh vật học (Tạ/ha) Năng suất lý thuyết (Tạ/ha) Năng suất thực thu (Tạ/ha) 1 M1N1 142,6 53,9 44,2 2 M1N2 202,5 81,5 66,8 3 M1N3 206,4 83,1 68,1 4 M1N4 216,3 89,7 73,6 5 M1N5 216,6 89,7 73,6 6 M2N1 151,0 58,9 48,3 7 M2N2 181,1 71,1 59,8 8 M2N3 182,5 71,7 60,2 9 M2N4 212,3 88,0 72,2 10 M2N4 198,1 76,9 65,4 11 CV (%) 10,1 12 LSD(5%)N*MD LSD(5%) N LSD(5%) MD 10,9 7,7 4,9

Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng tới năng suất lý thuyết ở

bảng 4.17 và bảng 4.18 chỉ ra rằng năng suất lý thuyết của các công thức thí nghiệm biến động từ 53,9 – 89,8 tạ/ha (bảng 4.17), 51,9 – 81,8 tạ/ha (bảng 4.18). Công thức có năng suất lý thuyết cao nhất là công thức M1N5 đạt 89,8 tạ/ha trên nền đất đỏ, 76,9 tạ/ha trên nền đất đen và công thức có năng suất lý thuyết thấp nhất M1N1 đạt 53,9 tạ/ha trên nền đất đỏ, 51,9 tạ/ha trên nền đất đen. Với các mật độ liều lượng bón phân đạm khác nhau thì năng suất lý thuyết cũng khác nhau. Đối với năng suất lý thuyết trên nền đất đỏ bazan ở

mật độ thưa và các mức bón phân đạm công thức M1N1 khác biệt với M1N3 và M1N4, M1N2 khác biệt không rõ ràng với M1N1, M1N3 khác biệt không rõ ràng với M1N5. Ở mức mật độ dày và các mức bón phân khác nhau công thức không bón đạm khác biệt với các công thức khác, các công thức không

khác biệt nhau. Đối với năng suất lý thuyết trên nền đất đen mỗi mức có sự

khác nhau và khác biệt không rõ ràng ở mức M1N3 so với M1N2 và M1N4 khác biệt nhất là công thức không bón đạm và bón đạm cao nhất ở hai công thức thí nghiệm mật độ.

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến năng suất của giống ngô DK - 888 trên đất đen lẫn sỏi đá

Stt Công thức Năng suất sinh vật học (Tạ/ha) Năng suất lý thuyết (Tạ/ha) Năng suất thực thu (Tạ/ha) 1 M1N1 132,9 51,9 42,5 2 M1N2 166,3 66,9 54,9 3 M1N3 183,9 74,4 62,5 4 M1N4 197,3 80,3 69,1 5 M1N5 192,4 77,0 65,4 6 M2N1 150,1 60,4 49,5 7 M2N2 180,9 72,8 59,7 8 M2N3 191,7 78,5 65,2 9 M2N4 201,1 81,8 70,4 10 M2N5 194,4 78,7 66,1 11 CV (%) 12,1 12 LSD(5%)N*MD LSD(5%) N LSD(5%) MD 12,5 8,8 5,6 4.9.2. Năng sut thc thu

Năng suất thực thu là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và quan trọng nhất để đánh giá một giống và đánh giá hiệu quả của phân bón, các biện pháp kỹ

thuật trồng trọt. Năng suất là hiệu quả tổng hợp của cả quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Kết quả thí nghiệm thu được về chỉ tiêu năng suất được trình bày ở bảng 4.17 và bảng 4.18. Các công thức thí nghiệm mật độ và liều lượng bón phân đạm khác nhau thì cho năng suất thực thu khác nhau. Sự

chênh lệch năng suất thực thu giữa các công thức thí nghiệm mật độ và liều lượng bón phân đạm, không bón đạm thể hiện rất rõ.

Kết quả (bảng 4.17, 4.18) cho thấy năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm dao động từ 35,6 - 76,8 tạ/ha trên nền đất đỏ Bazan, 30,1 - 73,2 trên nền đất đen. Trên cơ sở xử lý kết quả theo phương pháp thống kê cho thấy, năng suất cao nhất thuộc về công thức M2N4 (76,8 tạ/ha ở nền đất đỏ, 73,2 tạ/ha nền đất đen) các công thức còn lại đều có vượt so với mật độ

thưa và không bón đạm, qua đó cho thấy rằng vai trò quan trọng của mật độ

và liều lượng phân bón đạm trong việc tăng năng suất ngô DK - 888 trên đất đỏ bazan và đất đen có lẫn đá sỏi bề mặt.

Chênh lệch năng suất giữa mức bón phân với nhau và mức không bón phân đạm là có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.19. Hiệu suất sử dụng phân đạm của giống ngô DK - 888 trên đất đỏ bazan

Công thức Năng su(t ất ngô

ạ/ha) Tăng so với đối chứng (tạ/ha) Hiệu suất sử dụng phân đạm (kg ngô/1kg đạm) 0 kg N (N1) 44,2 - - 90 kg N (N2) 66,8 22,6 25,1 120 kg N (N3) 68,1 23,9 19,9 150 kg N (N4) 73,6 29,4 19,6 M1 180 kg N (N5) 73,7 29,5 16,4 0 kg N (N1) 48,3 - - 90 kg N (N2) 59,8 11,5 12,8 120 kg N (N3) 60,2 11,9 9,9 150 kg N (N4) 72,2 23,9 15,9 M2 180 kg N (N5) 65,4 17,1 9,5 Qua kết quả bảng 4.19, 4.20 chúng tôi nhận thấy hiệu suất sử dụng phân bón đạm trên nền 90P2O5 + 60K2O giữa các công thức rất khác nhau, trên đất đỏ bazan hiệu suất sử dụng phân đạm cao hơn trên đất đen. Công thức có hiệu suất sử dụng phân đạm cao nhất là M1N2 đạt 25,1 kg ngô/1kg đạm bón và tiếp theo là công thức M1N3 (19,9 kg), M1N4 (19,6 kg) (nền đất đỏ

cho hiệu suất sử dụng phân đạm cao hơn cả. Tuy nhiên, có duy nhất công thức M2N3 trên nền đất đen có hiệu suất sử dụng phân đạm cao hơn trên nền đất đỏ

(13,1 kg ngô/1kg đạm so với 9,9 kg ngô/1 kg đạm).

Bảng 4.20. Hiệu suất sử dụng phân đạm của giống ngô DK - 888 trên đất đen lẫn sỏi đá

Công thức Năng suất ngô (tạ/ha) Tăng so với đối chứng (tạ/ha) Hiệu suất sử dụng phân đạm (kg ngô/1kg đạm) 0 kg N (N1) 42,5 - - 90 kg N (N2) 54,9 12,4 13,8 120 kg N (N3) 62,5 20,0 16,6 150 kg N (N4) 69,1 26,6 17,7 M1 180 kg N (N5) 65,4 22,9 12,7 0 kg N (N1) 49,5 - 90 kg N (N2) 59,7 10,2 11,3 120 kg N (N3) 65,2 15,7 13,1 150 kg N (N4) 70,4 20,9 13,9 M2 180 kg N (N5) 66,1 16,6 9,2 0 5 10 15 20 25 30 M1N1 M1N2 M1N3 M1N4 M1N5 M2N1 M2N2 M2N3 M2N4 M2N5 Đất đỏ Đất đen

Hình 4.7. Hiệu suất sử dụng phân đạm của giống ngô DK - 888 trên hai nền đất đỏ Bazan và đất đen lẫn sỏi đá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua kết quả thí nghiệm tại hai vùng đất đỏ bazan và đất xám đen trên địa bàn huyện Cư Jút trong vụ Hè Thu năm 2007, chúng tôi rút ra một số kết luận:

1. Trên cùng mật độ và liều lượng bón phân đạm ở hai nền đất khác nhau:

Thời gian từ gieo đến tung phấn của các công thức thí nghiệm cũng khác nhau và dao động từ 54 - 57 ngày trên đất đỏ và 56 - 59 ngày trên đất đen.

Thời gian từ gieo đến phun râu của các công thức thí nghiệm trên hai nền đất khác nhau, biến động tương đối lớn. Ngắn nhất là công thức M2N1: 57 ngày (đất đỏ), dài nhất là công thức M1N5: 63 ngày (đất đen).

Thời gian từ khi gieo đến chín hoàn toàn của các công thức thí nghiệm về liều lượng bón phân đạm và không bón đạm chênh lệch rất rõ. Thời gian ngắn là công thức M2N1: 105 ngày (đất đỏ), dài là công thức M1N5: 114 ngày (đất đen).

2. Các yếu tố mật độ và liều lượng phân bón đạm ảnh hưởng đến tốc độ

tăng trưởng chiều cao cây. Các công thức thí nghiệm khác nhau, trên hai loại đất khác nhau thì tốc độ sinh trưởng ở các giai đoạn cũng khác nhau.

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy tốc độ ra lá, diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các công thức thí nghiệm tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây.

Các công thức bón phân khác nhau đường kính gốc và chiều dài lóng cũng khác nhau. Điều này chứng tỏ mật độ và các mức bón phân đạm có ảnh hưởng tới đường kính gốc và chiều dài lóng trên cây ngô.

3. Trên hai nền đất và các mức bón đạm khác nhau thì khả năng chống đổ và mức độ nhiễm sâu bệnh khác nhau. Ở đất đỏ khả năng chống đổ cao hơn so với đất đen, mức bón đạm càng cao thì sâu bệnh càng nhiều.

4. Qua kết quả phân tích cho thấy yếu tố liều lượng phân đạm và mật độ ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố cấu thành năng suất, đặc biệt là yếu tố

phân đạm có sự sai khác rất rõ rệt đến năng suất thực thu ở các công thức thí nghiệm dao động từ 44,2 – 73,6 tạ/ha (đất đỏ Bazan), 42,5 – 70,4 tạ/ha (đất đen). Năng suất hạt ngô DK - 888 cao nhất ở công thức M1N4 đạt 73, 6 tạ/ha ( trên đất đỏ Bazan) và M2N4 : 70,4 tạ/ha ( trên đất đen). Hiệu suất sử dụng phân đạm của các công thức phân bón trên cũng rất cao 15,9 - 19,6 (trên đất đỏ) và 13,9 – 17,7 ( trên đất đen)

5.2. Đề nghị

1. Tiếp tục làm thêm thí nghiệm nghiên cứu để xác định chính xác về

liều lượng bón phân đạm và mật độ trồng cho giống ngô DK - 888 trên hai loại đất đỏ Bazan và đất đen lẫn sỏi đá ở các tỉnh Tây Nguyên.

2. Xây dựng mô hình trình diễn trồng ngô DK - 888 và các giống có đặc tính tương tự như ngô DK – 888 trên cả hai nền đất đỏ Bazan và đất đen xỏi đá lẫn bề mặt với liều lượng phân bón ở các công thức M1N4 và M2N4. Tuy nhiên trong điều kiện thực tế ở Tây Nguyên đất đai màu mở và để tăng hiệu quả kinh tế chúng ta nên chọn công thức M1N4 (ở mật độ 70 x 25 cm, liều lượng phân N - P - K là 150 kg N- 90 kg P2O5 - 60 kg K2O).

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Afendulop, K, P.,(1972), Ảnh hưởng của phân bón đến quá trình phát triển các cơ quan của cây ngô (Tài liệu dịch) - Một số kết quả nghiên cứu của cây ngô, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 310 - 340 2. Quách Ngọc Ân (1997), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992 - 1996) phát triển

ngô lai ở Việt Nam, Báo cáo của cục khuyến nông, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3. Vũ Kim Bảng (1991), Nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử lýmột số chất kích thích sinh trưởng và nguyên tố vi lượng đến chất lượng dinh dưỡng của hạt ngô, Kết quả nghiên cứu khoa học 1986 - 1991, Khoa nông học, tr. 23 -24.

4. Vũ Kim Bảng (1991), Nghiên cứu ảnh hưởng của việc phun lên lá dung dịch ZnSO4 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng sinh lý, sinh hóa, năng suất và chất lượng hạt ngô, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, 1997.

5. Nguyễn Văn Bào (1996), Nghiên cứu một số biện pháp chủ yếu góp phần tăng năng suất ngô ở Hà Giang, Luận án P.T.S khoa Nông học nông nghiệp.

6. Benzenyi, Z.; Gorff. B. (1996), Ảnh hưởng của các yếu tố trồng trọt khác nhau đến năng suất ngô và độổn định của năng suất ngô, Báo NN và CNTP, số 9/1996.

7. Nguyễn Văn Bộ, Emutert, Nguyễn Trọng Thi (1999), Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cân đối cho cây trồng ở Việt Nam, Kết quả

nghiên cứu khoa học, quyển 3, NXB.NN.

8. Nguyễn Văn Bộ (1999), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng,

NXB.NN, tr. 42 - 43.

9. Nguyễn Văn Bộ (1996), Bón phân cân đối, biện pháp hiệu quả để tăng năng suất cây trồng và cải thiện độ phì nhiêu của đất, Khoa học đất, số

7/1996. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Cây màu (1997), Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội.

11. Võ Thị Gương, Trịnh Thị Thu Trang, Karlh Dick man (1998), Hiệu quả sử dụng phân bón đến năng suất ngô trong hệ thống luân canh ngô - ngô lúa vùng phù sa ngọt Ô Môn Cần Thơ, Tạp chí Thổ nhưỡng học(10), tr. 71 - 76

12. Hoàng Hà (1996), Phản ứng của các giống ngô trồng trong vụ Đông Xuân đối với Zn và Mn, Tạp chí KHCN & QLKH, số 11/1996, tr. 478. 13. Ngô Xuân Hiền (1998), Ảnh hưởng của các loại phân chứa Lưu huỳnh

(S) đến năng suất, chất lượng đậu tương Đông và ngô Đông trên đất bạc màu, Báo cáo khoa học - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa.

14. Nguyễn Thế Hùng (1997), Xác định chế độ phân bón thích hợp cho giống ngô P.11 trồng trong vụ Đông trên đất bạc màu vùng Đông Anh - Hà Nội, Thông tin khoa học kỹ thuật- KTNN, số 1/1997, tr. 33 - 35. 15. Nguyễn Thế Hùng (1996), Xác định chế độ bón phân tối ưu cho giống

ngô LVN - 10 trên đất bạc màu vùng Đông Anh - Hà Nội, Kết quả

nghiên cứu khoa học nông nghiệp 1995 - 1996, NXB.NN, tr. 38 - 44. 16. Krugilin A, X.(1988), Đặc điểm sinh học và năng suất cây trồng được

tới nước (Hà Học Ngô và Nguyễn Thị Dần dịch), Nhà xuất bản MIR MATXCƠVA, trang 84 - 89, 111.

17. Trần Hữu Miện (1987), Cây ngô cao sản ở Hà Nội, NXB NN.

18. Trần Văn Minh (1995), Biện pháp kỹ thuật thâm canh ngô ở Miền trung, Báo cáo nghiệm thu đề tài KN 01 - 05, NXB NN.

19. Misuxtin E, N., Peterburgxki A. V (1975), Đạm sinh học trong trồng trọt, (Nguyễn Xuân Hiển, Vũ Minh Kha, Hoàng Đình Ngọc, Vũ Hữu Yêm dịch), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 9 - 11. 20. Moxolov I. V. (1979), Cơ sở sinh lý của việc sử dụng phân khoáng,

và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 16.

21. Phạm Kim Môn (1991), Dinh dưỡng khoáng và hiệu lực phân bón đối với ngô Đông sau 2 lúa trên đất phù sa sông Hồng, Tạp chí khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tếsố 6, tr. 280 - 282.

22. Nguyễn Thị Quý Mùi (1995), Bón phân cho bắp, NXB NN 23. Niên giám Thống kê năm 2005 - tỉnh Đăk Nông

24. Niên giám Thống kê năm 2006 - huyện Cưjút

25. Phương pháp điều tra phát hiện sâu, bệnh hại cây trồng (1995), Bộ

Nông nghiệp và PTNT, Cục Bảo vệ thực vật, NXB NN.

26. Phạm Thị Rịnh và CTV (1995), Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất ngô các tỉnh phía Nam, nghiên cứu cơ cấu luân canh tăng vụ, các biện pháp kỹ thuật canh tác cây ngô, xây dựng mô hình trồng ngô lai ở vùng thâm canh giai đoạn 1991 - 1995, Đề tài KN 01 - 05, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 169 -170.

27. Sản xuất và mậu dịch ngô thế giới năm 1998/1999 (2000), Báo NN & PTNT số 14, tr.03.

28. Nguyễn Văn Soàn, Lê Văn Căn (1970), Hiệu lực phân đạm, phân Lân và phân Kali đối với một số cây trồng trên một số lọai đất miền Bắc, Nghiên cứu đất phân tập 2, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, trang 328 - 346.

29. Tạ Văn Sơn (1995), Kỹ thuật sử dụng phân bón thâm canh ngô, Báo cáo nghiệm thu đề tài KN 01 - 05, NXB NN.

30. Nguyễn Công Thành - Dương văn chín (1994), Ảnh hưởng của khoảng cách hàng cây và mức đạm đến sinh trưởng và năng suất bắp lai DK -

Một phần của tài liệu [Luận văn]ảnh hưởng liều lượng phân đạm và mật độ trồng đến năng suất của giống ngô lai DK 888 tại huyện cư jút đăk nông (Trang 70)