IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬ N
4.7. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến khả năng chống đổ và
Phân đạm có liên quan đế khả năng chống đổ và mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống chịu sâu bệnh hại của cây ngô. Kết quả theo dõi khả
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến khả năng chống chịu của giống ngô DK - 888 trên đất đỏ Bazan
Đổ ( 1 - 5 )* Stt Công thức Thân Rễ Bệnh khô vằn (%) Sâu đục thân (%) 1 M1N1 1 1 4,5 6,8 2 M1N2 1 1 7,0 7,2 3 M1N3 1 1 7,9 7,0 4 M1N4 1 1 8,7 10,9 5 M1N5 1 1 9,3 11,3 6 M2N1 1 1 7,5 8,8 7 M2N2 1 1 9,0 11,6 8 M2N3 1 1 9,9 9,1 9 M2N4 1 1 9,4 11,1 10 M2N5 1 1 10,7 12,2
(* Điểm 1: Tốt; Điểm 5 xấu - Thang điểm của CIMMYT)
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến khả năng chống chịu của giống ngô DK - 888 trên đất đen lẫn sỏi đá
Đổ (1 - 5)* Stt Công thức Thân Rễ Bệnh khô vằn (%) Sâu đục thân (%) 1 M1N1 2 1 4,4 6,2 2 M1N2 2 1 5,3 7,3 3 M1N3 2 1 5,9 5,3 4 M1N4 2 1 8,3 6,9 5 M1N5 2 1 7,5 8,9 6 M2N1 2 1 5,7 6,6 7 M2N2 2 1 6,8 8,8 8 M2N3 2 1 7,4 6,8 9 M2N4 2 1 6,7 8,4 10 M2N5 2 1 8,2 10,6
(* Điểm 1: Tốt; Điểm 5 xấu - Thang điểm của CIMMYT)
Qua bảng 4.13 và 4.14 cho thấy.
sự khác biệt và có khả năng chống đổ tốt chỉở mức độ nhẹ (điểm1) cho cả hai nền đất (đỏ Bazan và đất đen có đá sỏi bề mặt). Riêng đất đen có khả năng chống đổ kém hơn (điểm 2). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các công thức có khả năng chống đổ rễ tốt thì cũng có khả năng chống đổ thân tốt.
- Xét về khả năng chống chịu sâu bệnh: Với điều kiện thời tiết vụ Hè Thu năm 2007 tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây ngô nên có khả năng kháng sâu bệnh tốt. Nhìn chung, các công thức thí nghiệm bị
nhiễm bệnh khô vằn và sâu đục thân phá tương đối nhẹ trên cả hai nền đất. + Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis): Xuất hiện từ khi cây ngô được 7 - 9 lá và bị nặng vào giai đoạn trước trổ cờ. Kết quả bảng 5.16 cho thấy: Tỷ lệ bị
hại của các công thức thí nghiệm dao động từ 6,8 – 12,2 % trên nền đất đỏ
Bazan và 5,2 - 10,4 % trên nền đất đen có lẫn đá sỏi bề mặt, hầu hết các công thức thí nghiệm về mật độ và bón phân đạm đều có tỷ lệ bị hại cao hơn không bón phân và có mật độ thưa càng bón lượng đạm càng nhiều và ở mật độ cao tỷ lệ sâu đục thân càng lớn tỷ lệ hại cao nhất ở công thức M2N5 (12,2 %), thấp nhất công thức M1N1 (6,8 %) thể hiện ở bảng 4.13 và cao nhất công thức M2N5 (10,6 %), thấp nhất công thức M1N1 (6,2 %) thể hiện ở bảng 4.14 các công thức còn lại có tỷ lề bị hại tương đương nhau. Qua kết quả phân tích
ở bảng 4.13 và bảng 4.14 cho thấy việc bón lượng phân đạm tăng và gieo ở
mật độ dày thì sâu đục thân gây hại với tỷ lệ cao hơn.
+ Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani): Xuất hiện từ giai đoạn trước trổ
cờ và tỷ lệ bị hại khá nhẹ biến động từ 4,5 - 10,7 % trên nền đất đỏ và 4,4 - 8,3 trên nền đất đen. Qua số liệu ở bảng 4.13 và bảng 4.14 cho thấy việc bón liều lượng phân đạm càng lớn và gieo mật độ dày thì tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn càng cao, tỷ lệ nhiễm bệnh là 10,7 % bảng 4.13 và 8,3 % bảng 4.14 Trong khi đó không bón đạm, mật độ thưa là 4,5 % nền đất đỏ và 4,4 % nền đất đen. Tóm lại: Trên hai nền đất và các mức bón đạm khác nhau thì khả năng chống đổ khác nhau nền đất đỏ khả năng chống đổ cao hơn so với đất đen.
Ngoài ra mức bón phân đạm cũng ảnh hưởng tới khả năng chống chịu và mức độ nhiễm sâu bệnh của cây ngô, mức bón càng cao thì sâu bệnh càng nhiều điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây về sâu bệnh hại cây trồng.