IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬ N
4.1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân đạm đến sự sinh trưởng
và phát triển của giống ngô DK - 888
Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến lúc chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng của một giống ngô thay đổi theo từng vùng sinh thái khí hậu, từng mùa vụ, kỹ thuật gieo trồng, chế độ
thâm canh khác nhau,…
Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân đạm đến thời gian từ gieo đến tung phấn, phun râu và chín sinh lý của giống ngô DK - 888 ở mỗi nền đất được thể hiện ở bảng 4.1 và bảng 4.2.
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân đạm đến thời gian sinh trưởng của giống ngô DK - 888 trên đất đỏ Bazan
Đơn vị tính: ngày
Giai đoạn Thời gian
Gieo - Tung phấn
Thời gian Gieo - Phun râu
Thời gian Gieo - Chín hoàn toàn Mật độ Mức đạm M1 M2 M1 M2 M1 M2 N1 54 53 58 57 106 105 N2 55 54 59 58 109 108 N3 55 54 59 58 108 107 N4 56 56 60 60 111 109 N5 57 56 61 60 112 110
Qua bảng 4.1 ta thấy thời gian từ gieo đến tung phấn của các công thức thí nghiệm dao động từ 53 - 57 ngày, công thức bón đạm cao nhất N5 có thời gian gieo đến tung phấn dài nhất (57 ngày). Các công thức bón phân còn lại có thời gian từ gieo đến tung phấn tương đương nhau (53 - 54 ngày). Mật độ
không ảnh hưởng lớn đến thời gian từ gieo đến tung phấn.
Thời gian từ gieo đến phun râu của các công thức thí nghiệm chênh lệch từ 57 - 61 ngày trên nền đất đỏ bazan. Công thức có thời gian từ gieo đến phun râu dài nhất là công thức có bón đạm lớn nhất (180 kg) và mật độ trung bình trên nền đất đỏ bazan (60 ngày) .
Các công thức thí nghiệm mật độ và mức bón phân đạm có ảnh hưởng tương đối lớn đến thời gian chín hoàn toàn, có sự chênh lệch rõ rệt, dao động từ 106 - 112 ngày (M1) và 105 - 110 (M2). Thời gian chín hoàn toàn dài nhất
ở công thức bón đạm cao nhất (180 kg).
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến thời gian sinh trưởng của giống ngô DK - 888 trên đất đen lẫn sỏi đá.
Đơn vị tính: ngày
Giai đoạn Thời gian
Gieo - Tung phấn
Thời gian Gieo - Phun râu
Thời gian Gieo - Chín hoàn toàn Mật độ Mức đạm M1 M2 M1 M2 M1 M2 N1 56 55 60 59 108 107 N2 58 57 62 61 110 109 N3 57 56 61 60 110 109 N4 57 56 61 60 111 110 N5 59 58 63 62 114 112
Qua bảng 4.2 chúng ta thấy ở giai đoạn từ gieo đến tung phấn của các công thức thí nghiệm trên nền đất đen dao động không lớn từ 1 - 4 ngày (55 -
59), công thức có thời gian gieo đến tung phấn ngắn nhất (55 ngày). Bón đạm mức cao nhất (180 kg) có thời gian gieo đến tung phấn dài nhất (59 ngày). Các công thức bón phân có thời gian từ gieo đến tung phấn chênh lệch không lớn. Mật độ không ảnh hưởng lớn đến thời gian từ gieo đến tung phấn.
Thời gian từ gieo đến phun râu của các công thức thí nghiệm dao động từ 59 - 63 ngày trên nền đất đen. Công thức có thời gian từ gieo đến phun râu ngắn nhất là công thức không bón đạm và mật độ thưa và dài nhất là công thức bón phân đạm lớn nhất và mật độ dày (63 ngày).
Các công thức thí nghiệm mật độ và mức bón phân đạm có ảnh hưởng tương đối lớn đến thời gian chín hoàn toàn, có sự chênh lệch 7 ngày ở mật độ
thưa và 5 ngày ở mật độ dày. Thời gian chín hoàn toàn dài nhất ở công thức bón đạm lơn nhất mật độ thưa (114 ngày) và ngắn nhất ở công thức không bón đạm và mật độ dày (107 ngày).
So sánh: Trên cùng mật độ và liều lượng bón phân đạm trên hai nền đất khác nhau, thời gian từ gieo đến tung phấn của các công thức thí nghiệm cũng khác nhau và dao động từ (53 - 59) ngày, công thức bón phân đạm lớn nhất và mật độ thưa trên nền đất đen có thời gian gieo đến tung phấn dài nhất (59 ngày), các công thức có bón phân còn lại có thời gian từ gieo đến tung phấn tương đương nhau ở trên cùng một nền đất nhưng có sự khác nhau ở trên hai nền đất khác nhau (53 - 57 ngày trên nền đất đỏ và 55 - 59 ngày trên nền đất đen).
Thời gian từ gieo đến phun râu của các công thức thí nghiệm trên hai nền đất khác nhau có sự khác nhau. Các mật độ và liều lượng đạm khác nhau trên cùng một nền đất có thời gian từ gieo đến phun râu của các công thức thí nhiệm không khác nhau biến động 3 ngày, nhưng có sự biến động tương đối rõ ở hai nền đất khác nhau biến động 57 - 63 ngày. Các công thức có thời gian từ gieo đến phun râu ngắn nhất là công thức M2N1(57 ngày trên nền đất đỏ
và dài nhất là công thức M1N5(63 ngày) trên nền đất đen.
thấy thời gian từ gieo đến chín sinh lý của công thức thí nghiệm về liều lượng phân đạm và không bón đạm, trên cùng một mật độ chênh lệch rõ rệt trên hai nền đất. Giữa các công thức N1, N2, N3, N4 và N5 có thời gian từ gieo đến chín sinh lý có sự khác biệt khá lớn (từ 5 - 6 ngày). Thời gian từ gieo đến chín hoàn toàn của hai mật độ chênh lệch không lớn và trên hai nền đất khác nhau, thời gian từ gieo đến chín sinh lý cũng khác nhau rõ rệt.
Không bón phân đạm và mật độ thưa cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô chậm lại kéo dài thời gian sinh trưởng, kéo dài khoảng cách từ tung phấn đến phun râu ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh của cây ngô làm giảm năng suất kinh tế thể hiện rõ nhất trên nền đất đen. Mặt khác điều này cũng phù hợp với kết quả của quá trình phân tích đất, các chỉ tiêu dinh dưỡng của đất đỏ tốt hơn đất đen.
4.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống ngô DK - 888