0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu [LUẬN VĂN]ẢNH HƯỞNG LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ LAI DK 888 TẠI HUYỆN CƯ JÚT ĐĂK NÔNG (Trang 42 -42 )

III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu được tiến hành đánh giá, phân cấp và thu thập số liệu theo hướng dẫn của CIMMYT, (1985) [37]

3.3.3.1. Thi gian sinh trưởng (TGST) (ngày): Mỗi ô nhỏ theo dõi 5 cây - Ngày gieo, ngày mọc: Khoảng 50% số cây mọc

- Ngày trổ cờ, ngày tung phấn, ngày phun râu (50% trổ cờ, cây tung phấn, bắp phun râu, tính những cây có râu dài từ 2 - 3 cm.

- Ngày chín sinh lý: Khi chân hạt có chấm đen hoặc 75% cây có lá khô.

3.3.3.2. Các ch tiêu v hình thái cây

- Động thái tăng trưởng chiều cao (7 ngày theo dõi 1 lần).

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Tính từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh đầu tiên của bông cờ.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc tới đốt mang bắp hữu hiệu đầu tiên. - Diện tích lá, chỉ số diện tích lá ở các thời kỳ chính (thời kỳ ngô 7 - 9 lá, thời kỳ trước trổ cờ 15 ngày, thời kỳ chín sữa).

* Diện tích lá được tính theo công thức: S = D x R x 0,7

Trong đó: D: Chiều dài của lá (cm) R: Chiều rộng của lá (cm) 0,7: Là hệ số điều chỉnh k * Chỉ số diện tích lá:

3.3.3.3. Các yếu t cu thành năng sut

- Tỷ lệ bắp hữu hiệu trên cây (TLBHH): Tính bằng tổng số bắp trên tổng số cây trong công thức.

TLBHH = số bắp thu có mang hạt/ô/số cây trên 1ô. - Đường kính bắp (cm): Đo chỗ phần rộng nhất của bắp.

- Số hàng hạt trên bắp: Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng hạt dài nhất.

- Số hạt trên hàng: Đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. - Khối lượng 1000 hạt (gram): Ở ẩm độ 14% cân làm 2 mẫu, nếu chênh lệch 5% là chấp nhận được.

- Số bắp/cây được tính bằng cách đếm số bắp và số cây thu hoạch trong ô thí nghiệm rồi sau đó tính số bắp trên cây.

- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha).

NSLT = Số cây/ha x TLBHH x Số h/h x Số h/b x P1000/ 10.000 Trong đó:

+ h/h: hạt/hàng. + h/b: hàng hạt/bắp.

+ TLBHH: Tỷ lệ bắp hữu hiệu.

- Năng suất thực thu (NSTT) (tạ/ha) ở độẩm 14%.

Khối lượng bắp/ô x Tỷ lệ hạt/bắp x (100 - A0) NSTT (tạ/ha) = ---

Diện tích ô x (100 - 14)

Trong đó ẩm độ hạt (A0) đo lúc thu hoạch bằng máy đo độ ẩm KETT Grainer. PM. 300 (%). Diện tích ô: Là diện tích ô thí nghiệm lúc thu hoạch (m2).

- Năng suất sinh vật học: Cân khối lượng tươi của cả ô thí nghiệm được Z, lấy 10 kg mẫu tươi phơi khô tự nhiên, rồi đem cân lại được X, sau đó tính năng suất sinh vật học theo công thức sau:

Z X 10.000 NSSVH (tạ/ha) = --- x --- x --- 100 10 S Trong đó: S là diện ô thí nghiệm.

- Hệ số kinh tế: Là tỷ số giữa năng suất thực tế chia cho năng suất sinh vật học.

3.3.3.4. Đánh giá kh năng chng chu sâu bnh và chng đ

- Các chỉ tiêu về Sâu - Bệnh: Phương pháp điều tra phát hiện sâu, bệnh hại cây trồng theo tiêu chuẩn của Cục Bảo vệ thực vật [27].

+ Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính: (số cây bị sâu, bệnh hại/tổng số

cây trong ô thí nghiệm.

* Sâu hại từng loại tính: Tổng số con/tổng số cây điều tra.

* Bệnh hại từng loại được tính: Tỷ lệ bệnh (TLB) và chỉ số bệnh (CSB). Tổng số cây (dảnh, lá) bị bệnh

TLB (%) = --- x 100 Tổng số cây (dảnh lá) điều tra Tổng [(N1 x 1) + (N3 x 3) + ……(Nn x n)]

CSB (%) = --- x 100 Nn

Trong đó: N1, N3: là số lá (dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả) bệnh ở cấp 1, cấp 3. Nn : là số lá (dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả) bị bệnh ở cấp n.

N : là số lá (dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả) điều tra. n : là cấp bệnh cao nhất. * Phân cấp bệnh như sau: a. Bệnh trên lá: Cấp 1: < 1 % Diện tích lá. Cấp 3: 1 - 5 % Diện tích lá. Cấp 5: > 5 - 25 % Diện tích lá.

Cấp 7: > 25 - 50 % Diện tích lá. Cấp 9: > 50 % Diện tích lá.

b. Bệnh trên thân: (đối với bệnh khô vằn, tiêm hạch…) Cấp 1: < 1/4 Diện tích bẹ lá.

Cấp 3: 1/4 - 1/2 Diện tích bẹ lá.

Cấp 5: : 1/4 - 1/2 Diện tích bẹ lá + lá thứ 3, 4 bệnh nhẹ. Cấp 7: > 1/2 - 3/4 Diện tích bẹ lá và lá phía trên.

Cấp 9: Vết bệnh leo tới đỉnh, số lá nhiễm nặng, một số cây chết. c. Rệp phân thành 3 cấp:

Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác).

Cấp 2: Trung bình (phân bố < 1/3 dảnh, búp, cờ, cây). Cấp 3: Nặng (phân bố > 1/3 dảnh, búp, cờ, cây). - Khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận.

* Tỷ lệ đổ gốc (%): Cây bị đổ nghiêng một góc > 30o so với phương thẳng đứng.

* Tỷ lệ gãy thân (%): đếm số cây bị gãy ngang thân bên dưới bắp hữu hiệu. Đánh giá gãy thân, đổ rễ theo phương pháp cho điểm theo thang điểm của CIMMYT: 1 là nhẹ, 5 là nặng.

3.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai, sử dụng chương trình IRRISTAT.

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Vụ Hè thu năm 2007, điều kiện thời tiết có những diễn biến khá phức tạp gây ảnh hưởng tới quá trình sinh phát triển của cây ngô. Ngay từ đầu vụ

thời tiết khô hạn, ít mưa nên gây ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng và phát triển, cũng như tốc độ tích lũy chất khô của cây ngô, nhất là trên chân đất đen lẫn sỏi đá bề mặt. Thời kỳ trỗ cờ tung phấn đến chín hoàn toàn thời tiết mưa nắng điều hoà tương đối thuận lợi cho quá trình tích lũy chất khô và quá trình chín hạt.

4.1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân đạm đến sự sinh trưởng và phát triển của giống ngô DK - 888 và phát triển của giống ngô DK - 888

Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến lúc chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng của một giống ngô thay đổi theo từng vùng sinh thái khí hậu, từng mùa vụ, kỹ thuật gieo trồng, chế độ

thâm canh khác nhau,…

Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân đạm đến thời gian từ gieo đến tung phấn, phun râu và chín sinh lý của giống ngô DK - 888 ở mỗi nền đất được thể hiện ở bảng 4.1 và bảng 4.2.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân đạm đến thời gian sinh trưởng của giống ngô DK - 888 trên đất đỏ Bazan

Đơn vị tính: ngày

Giai đoạn Thời gian

Gieo - Tung phấn

Thời gian Gieo - Phun râu

Thời gian Gieo - Chín hoàn toàn Mật độ Mức đạm M1 M2 M1 M2 M1 M2 N1 54 53 58 57 106 105 N2 55 54 59 58 109 108 N3 55 54 59 58 108 107 N4 56 56 60 60 111 109 N5 57 56 61 60 112 110

Qua bảng 4.1 ta thấy thời gian từ gieo đến tung phấn của các công thức thí nghiệm dao động từ 53 - 57 ngày, công thức bón đạm cao nhất N5 có thời gian gieo đến tung phấn dài nhất (57 ngày). Các công thức bón phân còn lại có thời gian từ gieo đến tung phấn tương đương nhau (53 - 54 ngày). Mật độ

không ảnh hưởng lớn đến thời gian từ gieo đến tung phấn.

Thời gian từ gieo đến phun râu của các công thức thí nghiệm chênh lệch từ 57 - 61 ngày trên nền đất đỏ bazan. Công thức có thời gian từ gieo đến phun râu dài nhất là công thức có bón đạm lớn nhất (180 kg) và mật độ trung bình trên nền đất đỏ bazan (60 ngày) .

Các công thức thí nghiệm mật độ và mức bón phân đạm có ảnh hưởng tương đối lớn đến thời gian chín hoàn toàn, có sự chênh lệch rõ rệt, dao động từ 106 - 112 ngày (M1) và 105 - 110 (M2). Thời gian chín hoàn toàn dài nhất

ở công thức bón đạm cao nhất (180 kg).

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến thời gian sinh trưởng của giống ngô DK - 888 trên đất đen lẫn sỏi đá.

Đơn vị tính: ngày

Giai đoạn Thời gian

Gieo - Tung phấn

Thời gian Gieo - Phun râu

Thời gian Gieo - Chín hoàn toàn Mật độ Mức đạm M1 M2 M1 M2 M1 M2 N1 56 55 60 59 108 107 N2 58 57 62 61 110 109 N3 57 56 61 60 110 109 N4 57 56 61 60 111 110 N5 59 58 63 62 114 112

Qua bảng 4.2 chúng ta thấy ở giai đoạn từ gieo đến tung phấn của các công thức thí nghiệm trên nền đất đen dao động không lớn từ 1 - 4 ngày (55 -

59), công thức có thời gian gieo đến tung phấn ngắn nhất (55 ngày). Bón đạm mức cao nhất (180 kg) có thời gian gieo đến tung phấn dài nhất (59 ngày). Các công thức bón phân có thời gian từ gieo đến tung phấn chênh lệch không lớn. Mật độ không ảnh hưởng lớn đến thời gian từ gieo đến tung phấn.

Thời gian từ gieo đến phun râu của các công thức thí nghiệm dao động từ 59 - 63 ngày trên nền đất đen. Công thức có thời gian từ gieo đến phun râu ngắn nhất là công thức không bón đạm và mật độ thưa và dài nhất là công thức bón phân đạm lớn nhất và mật độ dày (63 ngày).

Các công thức thí nghiệm mật độ và mức bón phân đạm có ảnh hưởng tương đối lớn đến thời gian chín hoàn toàn, có sự chênh lệch 7 ngày ở mật độ

thưa và 5 ngày ở mật độ dày. Thời gian chín hoàn toàn dài nhất ở công thức bón đạm lơn nhất mật độ thưa (114 ngày) và ngắn nhất ở công thức không bón đạm và mật độ dày (107 ngày).

So sánh: Trên cùng mật độ và liều lượng bón phân đạm trên hai nền đất khác nhau, thời gian từ gieo đến tung phấn của các công thức thí nghiệm cũng khác nhau và dao động từ (53 - 59) ngày, công thức bón phân đạm lớn nhất và mật độ thưa trên nền đất đen có thời gian gieo đến tung phấn dài nhất (59 ngày), các công thức có bón phân còn lại có thời gian từ gieo đến tung phấn tương đương nhau ở trên cùng một nền đất nhưng có sự khác nhau ở trên hai nền đất khác nhau (53 - 57 ngày trên nền đất đỏ và 55 - 59 ngày trên nền đất đen).

Thời gian từ gieo đến phun râu của các công thức thí nghiệm trên hai nền đất khác nhau có sự khác nhau. Các mật độ và liều lượng đạm khác nhau trên cùng một nền đất có thời gian từ gieo đến phun râu của các công thức thí nhiệm không khác nhau biến động 3 ngày, nhưng có sự biến động tương đối rõ ở hai nền đất khác nhau biến động 57 - 63 ngày. Các công thức có thời gian từ gieo đến phun râu ngắn nhất là công thức M2N1(57 ngày trên nền đất đỏ

và dài nhất là công thức M1N5(63 ngày) trên nền đất đen.

thấy thời gian từ gieo đến chín sinh lý của công thức thí nghiệm về liều lượng phân đạm và không bón đạm, trên cùng một mật độ chênh lệch rõ rệt trên hai nền đất. Giữa các công thức N1, N2, N3, N4 và N5 có thời gian từ gieo đến chín sinh lý có sự khác biệt khá lớn (từ 5 - 6 ngày). Thời gian từ gieo đến chín hoàn toàn của hai mật độ chênh lệch không lớn và trên hai nền đất khác nhau, thời gian từ gieo đến chín sinh lý cũng khác nhau rõ rệt.

Không bón phân đạm và mật độ thưa cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô chậm lại kéo dài thời gian sinh trưởng, kéo dài khoảng cách từ tung phấn đến phun râu ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh của cây ngô làm giảm năng suất kinh tế thể hiện rõ nhất trên nền đất đen. Mặt khác điều này cũng phù hợp với kết quả của quá trình phân tích đất, các chỉ tiêu dinh dưỡng của đất đỏ tốt hơn đất đen.

4.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống ngô DK - 888 trưởng của giống ngô DK - 888

4.2.1. nh hưởng ca mt đ và liu lượng đm đến tăng trưởng chiu cao cây cây

Chiều cao cây ngô phản ánh sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô, kết quả theo dõi quá trình tăng trưởng theo thời gian và tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây được trình bày ở bảng 4.3 và bảng 4.4, hình 4.3 và hình 4.4. Qua bảng 4.3 cho thấy quá trình tăng trưởng chiều cao của các công thức thí nghiệm trên nền đất đỏ có sự khác biệt rõ ràng qua các lần đo. Công thức không bón đạm, mật độ thưa (M1N1) phát triển chiều cao cây thấp nhất đạt 25,3 cm (02/6), 47,4 cm (09/6), 86,2 cm (16/6), 135,9 cm (23/6), 180,3 cm (01/7), 215,6 cm (08/7) và công thức bón đạm, mật độ dày (M2N5) phát triển chiều cao cây cao nhất đạt 30,4 cm (02/6), 52,0 cm (09/6), 93,7 cm (16/6), 147,5 cm (23/6), 191,6 cm (01/7), 223,0 cm (08/7). Giữa các liều lượng đạm khác nhau, quá trình phát triển chiều cao cây cũng khác nhau.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân đạm đến tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô DK - 888 trên đất đỏ Bazan

Đơn vị tính (cm)

Ngày điều tra Stt Công thức 02/06 09/06 16/06 23/06 01/07 08/07 1 M1N1 25,3 47,4 86,2 135,9 180,3 215,6 2 M1N2 28,8 52,6 93,1 148,9 194,5 232,3 3 M1N3 31,5 56,3 98,6 154,9 201,3 239,6 4 M1N4 34,7 60,2 103,4 160,5 207,3 247,3 5 M1N5 35,2 65,1 105,9 164,3 210,1 249,5 6 M2N1 30,4 52,0 93,7 147,5 191,6 223,0 7 M2N2 31,7 56,7 104,0 160,3 205,0 237,7 8 M2N3 32,9 58,2 107,3 165,5 210,7 243,9 9 M2N4 35,8 61,5 112,1 170,0 215,3 249,3 10 M2N5 36,1 62,0 112,9 171,5 218,8 250,8 0,0 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 300,0 2/6 9/6 16/6 23/6 1/7 8/7

Ngày theo dõi

C h i u c a o c â y M1N1 M1N2 M1N3 M1N4 M1N5 M2N1 M2N2 M2N3 M2N4 M2N5

Hình 4.1. Mật độ và liều lượng đạm ảnh hưởng chiều cao cây trên n n đ t đ Bazan

Qua các lần đo, lần đo ngày 02/06 có sự khác biệt lớn giữa các công thức thí nghiệm, ở công thức mật độ thưa khả năng tăng trưởng thấp nhất là công thức không bón đạm, công thức bón đạm ở mức 90, 120 kg không khác biệt nhau và công thức bón đạm cao nhất (180 kg) có sự khác biệt với các công thức bón đạm khác là khá rõ. Ở công thức thí nghiệm mật độ dày khả

năng tăng trưởng cao nhất là công thức M2N5, công thức không bón đạm và bón đạm mức 90 kg không khác biệt nhau và đạt thấp nhất trong lần quan trắc (31.1 - 31.7 cm), công thức bón 120 kg đạm có sự khác biệt nhưng không rõ ràng với công thức M2N1 và M2N2. Sự khác biệt lớn và rõ rệt nhất là công thức mật độ thưa không bón đạm và mật độ dày bón đạm mức cao nhất dao động 26.7 - 36.3 cm. Lần đo ngày 08/06 cũng có sự khác nhau giữa các công thức, công thức thí nghiệm M1N1, M1N2 và M1N4 chênh lệch rõ ràng mức chênh lệch 9 cm. Công thức M1N3 chênh lệch với công thức khác không lớn. Công thức thí nghiệm ở mật độ dày và bón đạm ở mức độ cao (180 kg) có sự

khác với các công thức khác trong cùng mức mật độ các công thức còn lại có

Một phần của tài liệu [LUẬN VĂN]ẢNH HƯỞNG LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ LAI DK 888 TẠI HUYỆN CƯ JÚT ĐĂK NÔNG (Trang 42 -42 )

×