IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬ N
4.6. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến đường kính gốc và
Chỉ tiêu đường kính gốc và chiều dài lóng có liên quan đến một trong những yếu tố quan trọng là phân bón, để kiểm tra trên hai nền đất và các mức bón phân khác nhau có liên quan đến chỉ tiêu này chúng tôi tiến hành đặt thí nghiệm trên hai nền đất. Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 4.11 và 4.12.
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến đường kính gốc và chiều dài lóng của giống ngô DK - 888 trên đất đỏ Bazan
Thời gian
Đường kính gốc (cm) Chiều dài lóng (cm) Mật độ Mức đạm M1 M2 M1 M2 N1 2,6 2,7 14,2 14,2 N2 2,7 2,5 14,8 14,8 N3 2,8 2,7 15,1 14,9 N4 3,1 2,9 15,5 15,5 N5 3,0 2,8 15,6 15,6
Đường kính gốc và chiều dài lóng quan hệ mật thiết với quá trình tăng trưởng của cây, đồng thời ảnh hưởng đến tỷ lệ đổ ngã của cây. Kết quả bảng 4.11 và bảng 4.12 cho thấy giữa hai mật độ và liều lượng phân đạm tác động đến đường kính gốc và chiều dài lóng biến động không đáng kể cho cả hai nền đất. Riêng công thức bón đạm N5so với không bón đạm N1 là có biến động về đường kính gốc từ 2.6 - 3.0 cm và chiều dài lóng từ 14.2 - 15.6 cm trên nền đất đỏ Bazan. Biến động đường kính gốc từ 2,7 - 2,8 cm và chiều dài lóng từ 14,2 – 15,6 cm trên nền đất đen.
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến đường kính gốc và chiều dài lóng của giống ngô DK - 888 trên đất đen lẫn sỏi đá
Thời gian
Đường kính gốc (cm) Chiều dài lóng (cm) Mật độ Mức đạm M1 M2 M1 M2 N1 2,1 2,2 10,0 9,2 N2 2,2 2,4 10,4 9,6 N3 2,4 2,4 10,5 10,4 N4 2,5 2,5 11,1 10,8 N5 2,6 2,4 10,2 10,5
Nhận xét: Ở hai mức mật độ và các công thức bón phân trên hai nền đất có sự khác biệt ở nền đất đen và đất đỏ. Mặt khác, các công thức bón phân khác nhau đường kính gốc và chiều dài lóng cũng khác nhau điều này chứng tỏ phân đạm và các mức bón phân có ảnh hưởng tới đường kính gốc và chiều dài lóng trên cây ngô.
4.7. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến khả năng chống đổ và sâu bệnh của giống ngô DK - 888