III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.3.4. Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ
- Các chỉ tiêu về Sâu - Bệnh: Phương pháp điều tra phát hiện sâu, bệnh hại cây trồng theo tiêu chuẩn của Cục Bảo vệ thực vật [27].
+ Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính: (số cây bị sâu, bệnh hại/tổng số
cây trong ô thí nghiệm.
* Sâu hại từng loại tính: Tổng số con/tổng số cây điều tra.
* Bệnh hại từng loại được tính: Tỷ lệ bệnh (TLB) và chỉ số bệnh (CSB). Tổng số cây (dảnh, lá) bị bệnh
TLB (%) = --- x 100 Tổng số cây (dảnh lá) điều tra Tổng [(N1 x 1) + (N3 x 3) + ……(Nn x n)]
CSB (%) = --- x 100 Nn
Trong đó: N1, N3: là số lá (dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả) bệnh ở cấp 1, cấp 3. Nn : là số lá (dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả) bị bệnh ở cấp n.
N : là số lá (dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả) điều tra. n : là cấp bệnh cao nhất. * Phân cấp bệnh như sau: a. Bệnh trên lá: Cấp 1: < 1 % Diện tích lá. Cấp 3: 1 - 5 % Diện tích lá. Cấp 5: > 5 - 25 % Diện tích lá.
Cấp 7: > 25 - 50 % Diện tích lá. Cấp 9: > 50 % Diện tích lá.
b. Bệnh trên thân: (đối với bệnh khô vằn, tiêm hạch…) Cấp 1: < 1/4 Diện tích bẹ lá.
Cấp 3: 1/4 - 1/2 Diện tích bẹ lá.
Cấp 5: : 1/4 - 1/2 Diện tích bẹ lá + lá thứ 3, 4 bệnh nhẹ. Cấp 7: > 1/2 - 3/4 Diện tích bẹ lá và lá phía trên.
Cấp 9: Vết bệnh leo tới đỉnh, số lá nhiễm nặng, một số cây chết. c. Rệp phân thành 3 cấp:
Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác).
Cấp 2: Trung bình (phân bố < 1/3 dảnh, búp, cờ, cây). Cấp 3: Nặng (phân bố > 1/3 dảnh, búp, cờ, cây). - Khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận.
* Tỷ lệ đổ gốc (%): Cây bị đổ nghiêng một góc > 30o so với phương thẳng đứng.
* Tỷ lệ gãy thân (%): đếm số cây bị gãy ngang thân bên dưới bắp hữu hiệu. Đánh giá gãy thân, đổ rễ theo phương pháp cho điểm theo thang điểm của CIMMYT: 1 là nhẹ, 5 là nặng.