Thực trạng đói nghèo qua các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh kompongthom (Trang 77 - 92)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2. Thực trạng đói nghèo qua các hộ điều tra

4.1.2.1. Khái quát về mẫu điều tra

Tr−ớc khi bàn đến các chỉ tiêu cụ thể, chúng ta hby xem l−ớt qua mẫu điều tra hộ gia đình với t− cách là công cụ chủ yếu để thu thập số liệu, hỗ trợ cho phân tích đói nghèo. Điều tra hộ gia đình rất quan trọng trong việc so sánh đói nghèo. Qua cuộc điều tra với quy mô 129 hộ đại diện cho tổng thể nghiên cứu, có đ−ợc tài liệu sau:

Bảng 4.21 : Thực trạng đói nghèo của hộ qua điều tra

Các loại hộ

Chỉ tiêu ĐVT

Nghèo Trung bình Khá Tính chung

1.Số hộ điều tra Hộ 62 36 31 129

2.Tỷ lệ so với số hộ % 48,06 27,91 24,03 100 3.Tuổi trung bình của chủ hộ Tuổi 46,11 45,86 50,65 47,54 4.Trình độ văn hoá chủ hộ Lớp 3,30 3,25 5,41 3,99 5.Chủ hộ không biết chữ % 38,71 14,44 6,45 59,6 6. Đất canh tác/ hộ Ha 1,01 2,09 3,20 2,10 7. Đất canh tác/ khẩu Ha 0,14 0,35 0,54 0,34 8. Đất canh tác/ lao động Ha 0,67 1,37 2,21 1,42 9. BQ lao động/ hộ ng−ời 4,66 3,94 4,13 4,24 10. BQ nhân khẩu/ hộ ng−ời 6,98 6,03 5,97 6,32 11. BQ nhân khẩu/ lao động nguời 1,50 1,53 1,45 1,49

Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra Qua số liệu điều tra 129 hộ ta thấy: trong đó có 62 hộ nghèo, chiếm khoảng một nửa tổng số hộ điều tra (48,06%) và số còn lại là hộ trung bình và hộ khá. Xét về tuổi của chủ hộ vào khoảng 46 đến 51 tuổi, điều đó cho thấy

mặc dù hộ nghèo hay hộ khá đều không hoàn toàn phụ thuộc vào tuổi tác của chủ hộ và ng−ợc lại trình độ văn hoá lại có ảnh h−ởng rất lớn và liên quan đến đói nghèo. Trong khi đó qua bảng 2.21 cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ vẫn còn rất thấp.

Qua bảng trên, với tỷ lệ các nhóm hộ ch−a hoàn toàn phản ánh đầy đủ thực trạng đói nghèo. Sau đây chúng tôi đi sâu tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở tỉnh Kg.Thom thông qua các điều kiện sản xuất và đời sống sinh hoạt của hộ nông dân đói nghèo.

4.1.2.2. Điều kiện sản xuất và t− liệu sinh hoạt của hộ nghèo * Điều kiện sản xuất của các hộ

Trong số các chỉ tiêu đánh giá thì chỉ tiêu phản ánh trực tiếp và t−ơng đối chính xác nhất về thực trạng của hộ đói nghèo đó là chỉ tiêu về thu nhập và chỉ tiêu bình quân đầu ng−ời của hộ gia đình.

Tài sản của hộ gia đình gồm tài sản hiện hữu nh− đất đai, diện tích canh tác, gia súc, các dụng cụ nông nghiệp, máy móc, nhà cửa, các tiện nghi gia đình và các đồ dùng lâu bền khác và cáctài sản tài chính khác. Chúng ta cần quan tâm tới các tài sản này vì chúng thể hiện ở bảng kiểm kê tài sản của hộ gia đình và do vậy nó ảnh h−ởng tới thu nhập của hộ. Hơn nữa, một số hộ gia đình, đặc biệt ở các vùng nông thôn có thể nghèo nếu xét về thu nhập, nh−ng lại là khá giả nếu xem xét tới tài sản của họ. Mặc dù quan trọng nh− vậy nh−ng trong thực tế vẫn rất khó đánh giá tài sản một cách chính xác vì nhiều lý do:

- Gặp phải khó khăn t−ơng tự do khai báo d−ới mức giá trị thực. - Rất khó đánh giá một số yếu tố nhất định thuộc tài sản nh− gia súc. - Cuối cùng là rất khó đánh giá đ−ợc khấu hao của các tài sản ít nhất do hai lý do: thứ nhất về tuổi thọ của bất kỳ tài sản nào cũng biến động và việc

quyết toán các tài sản này diễn ra ở các thời điểm khác nhau ở mỗi hộ gia đình. Do đó, trong phân tích đặc điểm đói nghèo tài sản là một yếu tố khó sử dụng hơn các yếu tố khác.

Nh− vậy, các yếu tố tác động đến đời sống của hộ gia đình đói nghèo gồm các yếu tố khách quan nh− điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xb hội, trình độ văn hoá và khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật.

Đất đai và lao động có ảnh h−ởng rất lớn tới quá trình phát triển sản xuất của hộ nghèo bởi vì đất đai là t− liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu đ−ợc và đất đai không thể tăng thêm về mặt diện tích đ−ợc nh−ng có thể tăng vụ theo khả năng sản xuất của hộ nông dân. Ng−ợc lại, yếu tố đất đai và lao động vừa là điều kiện, vừa là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của hộ nông dân.

Hiện này, đối với Campuchia nói chung và ở tỉnh Kg.Thom nói riêng, đất đai đang là vấn đề nổi cộm. Đặc biệt vấn đề đất đai đang lộn xộn vì không có chính sách hợp lý, không có sự quản lý đặc biệt nào từ phía Nhà n−ớc hay từ các cấp chính quyền địa ph−ơng cho nên đb nảy sinh rất nhiều vấn đề về đất đai. ở tỉnh Kg.Thom các hộ gia đình đ−ợc phân chia đất canh tác (đất ruộng) từ năm 1981, mỗi ng−ời nhận đ−ợc 0,07 ha mà không tính về tuổi tác. Nh− vậy, nếu một hộ có 5 thành viên chỉ nhận đ−ợc 0,35 ha để sản xuất, nếu so sánh các xb thì hộ có diện tích đất t−ơng đối ngang nhau với hai lý do:

- Hộ nông dân có thể chấp nhận biện pháp trồng trọt chuyển chỗ (swidden cultivation) ở các khu rừng mở.

- Đời sống của nông dân, phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên nh− chặt củi để bán...

Tính đến nay, qua điều tra cho thấy có sự chênh lệnh về diện tích đất canh tác giữa hộ nghèo và hộ khá (bảng 4.21). Tr−ớc đây, các hộ gia đình nói

chung về cơ bản không có sự chênh lệnh diện tích đất canh tác nhiều giữa các nhóm. Nh−ng đến nay, qua điều tra các hộ cho thấy: diện tích đất canh tác của hộ nghèo chỉ có 1,01 ha/hộ trong khi diện tích đất canh tác hộ khá có tới 3,20 ha. Nguyên nhân chính là ở chỗ hàng năm hộ nông dân thiếu l−ơng thực khoảng 3 tháng, thời gian đó phải đi vay (có thể họ sử dụng cho mục đính khác) rồi họ hy vọng đ−ợc trả nợ sau khi thu hoạch nh−ng tổng diện tích đất sản xuất lúa lại kém hiệu quả và có năng suất thấp. Vì vậy họ không có khả năng để trả nợ nên bắt buộc họ phải bán mảnh ruộng mà mình canh tác hàng năm đi.

Lao động và trình độ lao động có ảnh h−ởng rất lớn đến thu nhập của hộ gia đình. Nó cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại và sự phát triển của con ng−ời. Sử dụng hợp lý nguồn lao động trong nông nghiệp là điều quan trọng để tăng khối l−ợng sản phẩm tạo điều kiện để phân công lao động trong xb hội, đáp ứng nhu cầu lao động cho công nghiệp dịch vụ và các lĩnh vực khác. Qua điều tra cho thấy, số lao động bình quân ở hộ nghèo là 4,66 lao động, trong khi đó hộ khá là 4,13 lao động (không tính về tuổi tác). Trong các nhóm nghèo nói chung cuộc sống phụ thuộc vào nông nghiệp, đặc biệt là đồng ruộng. Sau khi thu hoạch xong các hộ nông dân lại không biết làm gì tiếp theo. Qua đó, ta thấy rất rõ về nguyên nhân dẫn đến đói nghèo đối với hộ nghèo.Vì vậy, chúng ta nên đề cập các chính sách xb hội phải làm nh− thể nào để giúp họ v−ợt qua khó khăn và hoà nhập với cuộc sống cộng đồng.

Về trình độ học vấn của chủ hộ cũng ảnh h−ởng rất lớn tới quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh. Qua điều tra cho thấy: ở các nhóm hộ khá trình độ học vấn của các chủ hộ chỉ đạt trình độ tốt nghiệp ở mức thấp (lớp 5 hay lớp 6), trong khi đó ở các nhóm hộ nghèo chỉ dừng lại ở lớp 4 mà thôi. Đặc biệt trong nhóm hộ nghèo này chủ hộ không biết chữ chiếm tỷ lệ rất cao tới

38,71%, thậm chí ngay cả hộ đạt đ−ợc thu nhập trung bình thì cũng có tới 14,44% chủ hộ mù chữ. Nguồn lao động đb d− thừa trong khi đó nhận thức lại hạn chế, không có tay nghề. Do đó với những hộ nghèo, chủ hộ lại có trình độ lao động thấp và xb hội càng ngày càng phát triển không tiếp thu đ−ợc tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi .Vì thế khó mà thoát khói đ−ợc từ cảnh đói nghèo. Vì vậy, để nâng cao nhu nhập cho các hộ nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững, không thể không đề cập đến giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho lực l−ợng lao động nói chung.

* T− liệu sản xuất của các hộ

T− liệu sản xuất là yếu tố vật chất cần thiết khi tổ chức một quá trình sản xuất, là nhân tố cơ bản để nâng cao năng xuất lao động, cải thiện điều kiện làm việc góp phần cải thiện đời sống. Đối với ng−ời nông dân ở Campuchia nói chung và ỏ Kg.Thom nói riêng t−, liệu sản xuất chính của họ là trâu bò cày kéo... Những công cụ này do các hộ tự có và thuộc quyền sở hữu của họ, ở từng nhóm hộ mức trang bị t− liệu sản xuất là khác nhau, do điều kiện kinh tế. Bởi vậy đối với hộ nghèo để có đ−ợc những t− liệu sản xuất tối thiểu phục vụ sản xuất còn gặp rất nhiều khó khăn.

Với địa hình, ruộng đất bằng phẳng nh−ng mà hệ thống kênh m−ơng dẫn n−ớc lại hạn chế và có mô hình, đó là một điều rất khó khăn đối với các hộ gia đình làm nông nghiệp. Do vậy, để khắc phục những khó khăn đó, đồng thời phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất của gia đình mình, có một số hộ khá đb mua máy móc vừa phục vụ cho gia đình, vừa làm dịch vụ để tăng thu nhập. Đối với hộ nghèo thì đó là vấn đề to lớn (th−ờng thiếu hoặc không có t− liệu sản xuất nh− máy bơm n−ớc, bình thuốc trừ sâu...) mà đặc biệt là họ phải đi thuê để sản xuất cho kịp thời vụ và khả năng có về t− liệu sản xuất nh− bình thuốc sâu cũng chỉ đáp ứng đ−ợc khoảng 13,6%. Đối với

hộ nghèo, gia súc (trâu, bò) cày kéo là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với đời sống và sinh hoạt hàng ngày của họ .Bởi nó là nguồn cung cấp chính cho hộ nông dân để làm ph−ơng tiện sản xuất cho ngành trồng trọt. Theo kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ nghèo có các t− liệu sản xuất nh− trâu bò cày kéo chỉ khoảng 65,09%, trong khi đó hộ trung bình là 86,11% và hộ khá cũng chỉ có 77,42%. Dù tỷ lệ đó không thấp nh−ng đối với họ vẫn coi là thiếu, thậm chí đb làm cho số hộ nghèo phải đi thuê, m−ợn để kịp thời cho vụ sản xuất. Công cụ sản xuất thiếu dẫn tới việc hạn chế phát triển cây trồng, bởi vậy thu hoạch sản phẩm chỉ đạt đ−ợc mức trung bình để đáp ứng đ−ợc nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là không đủ kể cả chăn nuôi gia súc, đồng thời còn tốn công sức cho ng−ời dân, lao động nặng nhọc sẽ ảnh h−ởng đến sức khoẻ. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra ốm đau cho các hộ nghèo và làm cho họ ngày càng vất vả hơn.

Bảng 4.22: Tình hình trang bị t− liệu sản xuất của hộ điều tra năm 2006

Đơn vị tính : % Hộ nghèo

Chỉ tiêu Hộ khá Hộ trung

bình Kg.Svay Prey Kui Salavisay Công cụ sản xuất

1. Máy xay xát 19,35 11,11 0 0 0

2. Máy tuốt lúa 22,58 25,00 8,33 0 0

3. Máy bơm n−ớc 38,71 27,78 0 0 0

4. Bình thuốc trừ sâu 51,61 66,67 8,33 18,75 13,64 5. Xe cải tiến

6. Xe bò, trâu 77,42 86,11 62,5 43,75 59,09 7. Trâu bò cầy kéo 77,42 86,11 70,83 56,25 68,18

Nguồn: tổng hợp từ các phiếu điều tra Chính vì vậy, giải pháp tác động để hộ đói nghèo có đủ t− liệu sản xuất

thì càng không thể thiếu vai trò của Nhà n−ớc hay chính quyền địa ph−ơng. Các tổ chức n−ớc ngoài thông qua việc cho vay vốn để họ có t− liệu sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất kịp thời nhằm tăng thêm thu nhập của hộ. Theo nhận xét, chúng ta thấy rằng nhu cầu sinh hoạt của nông hộ ở tỉnh rất thấp.ở đây chứng tỏ việc xoá đói giảm nghèo không phải là một việc dễ dàng gì để giải quyết đ−ợc trong thời gian một ngắn, đặc biệt hơn nữa phải có nội lực và sự quan tâm của Nhà n−ớc cũng nh− các tổ chức khác.

* Về vốn đầu t− cho quá trình sản xuất và các giải pháp

Cùng với kiến thức, các nguồn lực khác nhau nh− đất đai, t− liệu sản xuất thì vốn cũng là nguồn lực rất quan trọng đối với nông dân và đặc biệt quan trọng đối với hộ đói nghèo. Thiếu vốn chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra đói nghèo, do vậy hỗ trợ về vốn là điều hết sức cần thiết để hộ đói nghèo có thể v−ơn lên để tự cứu lấy mình. Tuy nhiên cần phải có hình thức hỗ trợ sao cho phù hợp với ng−ời nghèo nh−: hỗ trợ trực tiếp nguồn lực hoặc các hình thức động viên khích lệ khác vì thực tế cho thấy có nhiều hộ nghèo không dám vay vốn vì họ sợ gặp rủi ro, thất bại hoặc không biết để làm gì với đồng vốn vay. Tuy nhiên, cũng nhờ đ−ợc vay vốn mà sản xuất của một số hộ đạt kết quả cao nên không những đb thoát khỏi cảnh đói nghèo mà có hộ còn v−ợt lên đ−ợc sống khá giả. Theo kết quả điều tra thì có khoảng 27 hộ trên tổng số 62 hộ (chiếm 43,55%) đb điều tra ở tỉnh Kg.Thom (3 xb) có nhu cầu vay vốn .Nh− vậy cho thấy, nhu cầu đ−ợc trợ giúp về vốn là rất lớn. Do vậy để khắc phục tình trạng thiếu vốn bằng cách tìm ra biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh hiện nay. Để thực hiện tốt các biện pháp này cần phải:

- Củng cố và phát triển nguồn vốn, l−ợng vốn cho quỹ xoá đói giảm nghèo ở tỉnh. Nhìn chung ở hầu hết các huyện trong tỉnh, quỹ tín dụng nhân dân hoạt động còn rất hạn chế, ch−a huy động đ−ợc các nguồn vốn nhàn rỗi trong nông thôn. Trong khi đó ở nông thôn có một số hộ, đặc biệt là hộ giàu, khá có số vốn tạm thời ch−a sử dụng đến có thể huy động để đáp ứng một

phần nhu cầu vay ngắn hạn của hộ nông dân. Thực tế hiện nay cho thấy, phần lớn nguồn vốn của ch−ơng trình xoá đói giảm nghèo dựa vào các tổ chức n−ớc ngoài, Ngân hàng của t− nhân là chính và một phần do quốc gia trợ giúp ng−ời nghèo. Tuy nhiên, việc thực hiện xoá đói giảm nghèo vẫn cơ bản là hình thức ở cấp huyện còn cấp xb chỉ có những hoạt động triển khai giải ngân với vốn cấp phát mà thôi. Hầu hết các huyện ch−a thành lập Ban xoá đói giảm nghèo, ch−a đ−a phong trào này mang tính xb hội hoá cao. Thiếu ăn, ruỉ ro, bệnh tật là bạn đồng hành của ng−ời nghèo, do vậy cần thiết phải mở rộng, xây dựng quỹ xoá đói giảm nghèo nhằm hỗ trợ hộ lúc gặp khó khăn.

- Tăng c−ờng giám sát quản lý vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả: Mọi nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và cho xoá đói giảm nghèo phải đ−ợc sử dụng sao cho thật hiệu quả, tránh sự thất thoát về vốn. Bởi vậy cần phải có biện pháp kiểm tra từ cấp cơ sở trở lên.

- Mức vay và thời hạn vay: Tuỳ theo nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ của hộ mà xác định l−ợng vốn cho hộ cần vay, vì ở đây số hộ đói nghèo thiếu vốn trầm trọng và tổng số vốn bình quân vay tuỳ thuộc vào khả năng có đất của hộ gia đình, cho nên mức vốn vay tối thiếu phải từ 0,3 triệu riel đến 0,5 triệu riel trong một l−ợt vay. Số tiền mà các hộ có thể vay ở lần đầu khoảng 0,4 triệu riel và d−ới 0,3 triệu riel cho vay lần cuối. Số tiền mà hộ không có đất và ít đất đb vay thì có nhu cầu vay nhiều hơn hộ gia đình có đất (ở mức số tiền 0,5

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh kompongthom (Trang 77 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)