1998 1999 2000 2001 2002 Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo 100% 100% 100% 100% 100%
3.4.1. Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo:
Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2001-2010 đã xác định
những định hướng cơ bản, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn đối
với từng lĩnh vực giáo dục đào tạo. Với vai trò chủ đạo, chi ngân sách nhà
nước cho giáo dục đào tạo từng bước cũng phải hoàn thiện việc sắp xếp lại cơ
cấu cho từng lĩnh vực, từng phân ngành cho phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ
từng thời kỳ. Đảm bảo gắn liền việc đầu tư, quản lý cấp phát kinh phí với việc
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và việc chuẩn hóa, hiện đại hoá các cơ
sở Giáo dục - đào tạo.
Cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục đào tạo một mặt phải đảm bảo cân đối nguồn tài chính phù hợp với cơ cấu giáo dục đào tạo hiện có. Mặt khác thông qua cơ cấu chi ngân sách Nhà nước có tác dụng to lớn trong việc điều
chỉnh cơ cấu giáo dục phát triển theo định hướng của Nhà nước. Chỉ có trên
cơ sở một cơ cấu chi hợp lý thì mới tạo điều kiện cho việc quản lý đồng vốn đầu tư của NSNN cho giáo dục và đào tạo có hiệu quả.
Nội dung hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục đào tạo ở Nghệ
Về chi thường xuyên:
- Nâng dần tỷ trọng chi cho đào tạo trong tổng chi ngân sách cho giáo
dục đào tạo để xúc tiến loại hình này phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu về số lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề phục vụ cho sự nghiệp phát triển
kinh tế tỉnh nhà.
Thực hiện nghị quyết 07 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển dạy
nghề thời kỳ 2001 - 2005, phấn đấu tăng dần đầu tư ngân sách cho dạy nghề
mỗi năm thêm 1,5 -2% tổng mức ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo, bảo đảm đến năm 2005 ngân sách đầu tư cho dạy nghề đạt 7% tổng mức đầu tư
cho giáo dục và đào tạo theo Quyết định 50/1999-QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ. Để đạt được yêu cầu trên thì tỷ trọng chi Ngân sách cho đào tạo,
dạy nghề trong tổng chi ngân sách cho Giáo dục đào tạo cũng phải tăng lên
tương ứng và theo chúng tôi thì tỷ trong này đến năm 2005 phải đạt tối thiểu ở mức từ 12-15% tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo
- Điều chỉnh lại cơ cấu chi ngân sách cho các phân ngành trong khối
giáo dục một cách hợp lý hơn: quan tâm hơn đến việc đầu tư ngân sách cho
giáo dục mầm non, nâng dần tỷ trọng chi cho khối THCS và THPT trong khối
giáo dục một cách hợp lý, phù hợp với xu hướng tăng học sinh ở các cấp học
này.
- Hoàn thiện cơ cấu các nhóm mục chi trong chi thường xuyên:
Cơ cấu các nhóm mục chi trong chi tiêu thường xuyên hợp lý hay
không có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các hoạt động thường xuyên diễn ra ở các cơ sở giáo dục - đào tạo, trong đó có những tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng và quy mô giáo dục như hoạt động chuyên môn, mua sắm trang thiết bị, củng cố cơ sở vật chất trường học.
Những năm vừa qua, do kinh phí ngân sách Nhà nước cấp còn hạn hẹp
nên phần chi cho các hoạt động cần thiết tức thì như chi cho con người chiếm
tỷ trọng phần lớn, phần chi cho hoạt động giảng dạy, học tập và chi cho mua sắm, sửa chữa chữa chưa được chú ý thích đáng.
Đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng quy mô giáo dục - đào tạo,
cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu các nhóm mục chi trong chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo. Việc hoàn thiện cơ cấu nhóm mục chi phải trên cơ sở xác định thứ tự ưu tiên của các nhóm mục chi một cách chuẩn xác để làm cơ
sở cho việc lập, duyệt và chấp hành ngân sách, tạo điều kiện cho công tác
thanh tra, kiểm tra chi tiêu và kiểm tra quyết toán được chính xác và phải đạt được các yêu cầu sau:
Đáp ứng đủ mức chi thường xuyên cho con người; chi hoạt động
giảng dạy phải đảm bảo ở mức hợp lý; giảm dần tỷ trọng chi quản lý ở mức
vừa phải, hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi hội nghị, tiếp khách
trong chi quản lý...
Trong điều kiện nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn hạn hẹp hiện nay, theo chúng tôi những năm tới tốt nhất chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo phải đảm bảo được cơ cấu giữa chi lương/ngoài lương ở mức
tối thiểu là 80/20, trong đó chi cho hoạt động giảng dạy đảm bảo ở mức tối
thiểu theo quy định tại thông tư 30/TT-GD của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về chi đầu tư XDCB tập trung
Tăng tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng chi ngân sách Nhà nước cho giáo
dục và đào tạo: Cơ sở hạ tầng của ngành giáo dục có tác động to lớn đến chất lượng giáo dục và ảnh hưởng có tính chất quyết định đến quy mô giáo dục.
Hiện nay, hiện trạng cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển giáo dục, số chi ngân sách cho công tác XDCB cơ sở vật chất trường học ở Nghệ An thời gian qua còn quá thấp (dưới 7% tổng chi cho giáo
dục). Vì vậy ngoài việc phân cấp chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trường học theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì việc nâng dần tỷ trọng chi ngân
sách tỉnh cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học trong thời gian tới là cần thiết với phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm, tỉnh đáp ứng
xã; miền núi, vùng cao một cách hợp lý, theo dự kiến mức đầu tư từ ngân sách
tỉnh cho công tác này hàng năm tối thiểu khoảng 30 tỷ đồng.
3.4.2. Hoàn thiện mô hình, cơ chế quản lý; hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo phù