Thực hiện kế hoạch chi ngân sách nhà nước cho giáo dụcđào tạo

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An pptx (Trang 31 - 33)

các bước sau:

Bước 1: Căn cứ vào dự toán sơ bộ về thu chi NSNN kỳ kế hoạch để xác định mức chi dự kiến phân bổ cho ngành giáo dục - đào tạo. Trên cơ sở đó, hướng dẫn các đơn vị tiến hành lập dự toán kinh phí.

Bước 2: Các đơn vị cơ sở giáo dục căn cứ vào chỉ tiêu được giao (số

kiểm tra) và văn bản hướng dẫn của cấp trên để lập dự toán kinh phí của đơn

vị mình để gửi đơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính xét duyệt tổng hợp dự toán chi ngân sách cho giáo dục đào tạo vào dự toán chi NSNN nói chung để trình cơ quan chính quyền và cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt.

Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực Nhà nước

thông qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ

chính thức phân bổ mức chi theo dự toán cho các đơn vị thuộc ngành giáo dục đào tạo.

1.4.3 Thực hiện kế hoạch chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo tạo

Thực hiện kế hoạch chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo cần chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau:

- Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, trên cơ sở dự toán chi đã xác định.

- Tiến hành cấp phát vốn, kinh phí một cách đầy đủ, kịp thời, tránh mọi sơ hở gây lãng phí, thất thoát vốn của ngân sách nhà nước.

- Trong quá trình sử dụng các khoản chi ngân sách phải hết sức tiết

kiệm, đúng chính sách chế độ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của

mỗi khoản chi.

Quá trình tổ chức điều hành cấp phát và sử dụng khoản chi NSNN cho giáo dục đào tạo cần dựa trên những căn cứ sau:

- Dựa vào định mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán. Đây là căn cứ tác động có tính chất bao trùm đến việc cấp phát và sử dụng các

khoản chi bởi vì mức chi của từng chỉ tiêu là cụ thể hoá mức chi tổng hợp đã

được cơ quan quyền lực Nhà nước phê duyệt.

- Dựa vào khả năng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước có thể đáp ứng

chi cho giáo dục đào tạo. Trong quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước

phải quán triệt quan điểm " lường thu mà chi ”. Mức chi trong dự toán mới

chỉ là con số dự kiến, khi thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế, của năm

kết hoạch mới chuyển hoá được chỉ tiêu dự kiến thành hiện thực.

- Dựa vào định mức, chế độ chỉ tiêu sử dụng kinh phí ngân sách nhà

nước hiện hành. Đây là những căn cứ có tính pháp lý bắt buộc quá trình cấp

phát và sử dụng các khoản chi phải tuân thủ, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ,

hợp pháp của việc cấp phát và sủ dụng các khoản chi.

Các biện pháp cơ bản để tổ chức tốt công tác cấp phát và sử dụng các khoản chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo bao gồm:

- Cụ thể hoá dự toán chi tổng hợp cả năm thành dự toán chi hàng quý,

tháng để làm căn cứ quản lý, cấp phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quy định rõ ràng trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cơ quan ( Tài chính, Kho bạc, Giáo dục) trong quá trình cấp phát, sử dụng các

khoản chi ngân sách Nhà nước.

Cơ quan tài chính phải thường xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh

phí cho giáo dục- đào tạo, bàn bạc với cơ quan giáo dục điều chỉnh kịp thời

dự toán chi trong phạm vi cho phép.

- Hướng dẫn các đơn vị cơ sở trong ngành giáo dục thực hiệp tốt chế độ

hạch toán kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, hạch toán đầy đủ rõ ràng các khoanr chi cho từng loại hoạt động.

- Thường xuyên kiểm tra tình hình nhận và sử dụng kinh phí NSNN ở các đơn vị giáo dục, đảm bảo đúng dự toán, phù hợp với định mức chế độ chi Ngân sách Nhà nước hiện hành.

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An pptx (Trang 31 - 33)