3) ở các đơn vị dự toán:
2.3.5 Quyết toán và kiểm tra các khoản chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo.
+ Đối với các đơn vị thuộc ngành, cấp tỉnh: Hàng quý, căn cứ vào dự
toán chi cả năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các chế độ, chính sách
chi tiêu của Nhà nước quy định và nhiệm vụ trong quý, các đơn vị lập dự toán
chi quý (có chia ra tháng) gửi Sở Tài chính Vật giá thẩm định và cấp phát trực
tiếp cho các đơn vị .
+ Đối với các đơn vị cấp huyện và các đơn vị cấp tỉnh nhưng do huyện
trực tiếp điều hành điều hành và cấp phát kinh phí: Hàng quý, phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với phòng Tài chính lập dự toán chi quý (có chia ra
tháng), trình Chủ tịch huyện ký, gửi Sở Tài chính Vật giá và Sở Giáo dục-Đào
tạo. Sau khi thẩm định, Sở Tài chính vật giá tiến hành cấp phát cho huyện
theo hình thức cấp phát kinh phí uỷ quyền qua huyện, Chủ tịch UBND huyện
là chủ tài khoản, Trưởng phòng tài chính huyện là kế toán trưởng đối với
nguồn kinh phí được uỷ quyền. Căn cứ vào nguồn kinh phí được cấp và dự toán đã được duyệt, huyện tiến hành cấp phát lại cho các đơn vị thụ hưởng.
Toàn bộ các khoản chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực tiếp thụ hưởng được cấp từ cơ quan kho bạc nhà nước các cấp và chịu sự kiểm tra,
giám sát của các cơ quan tài chính và kho bạc.
Đối với kinh phí chương trình mục tiêu có tính chất chi thường xuyên việc cấp phát kinh phí tương tự như đối với các khoản kinh phí cho sự nghiệp
giáo dục thông thường, đối với nguồn kinh phí có tính chất Xây dựng cơ bản,
sau khi có quyết định của UBND tỉnh, Sở tài chính Vật giá làm thủ tục
chuyển vốn sang Kho bạc nhà nước tỉnh để quản lý, thanh toán theo quy định
hiện hành.
2.3.5 Quyết toán và kiểm tra các khoản chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo. giáo dục và đào tạo.
Quyết toán là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý chi ngân sách Nhà
khoản chi đã được nêu trong báo cáo quyết toán của đơn vị, để xác nhận
(chuẩn y) các khoản chi theo đúng dự toán, đúng chế độ Nhà nước quy định.
Công tác này làm chặt chẽ có tác dụng tăng cường kỷ luật tài chính, kế toán, ngăn ngừa và có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chế độ chính sách tài chính phát sinh. Trên cơ sở xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc các báo cáo quyết toán của các đơn vị cơ sở giúp cho cơ quan chủ quản
cấp trên và cơ quan tài chính tổng hợp quyết toán ngân sách Nhà nước hàng
năm được đầy đủ và chính xác.
Công tác quyết toán các khoản chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo ở
Nghệ An được tiến hành theo một trình tự chung đó là các đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán gửi các đơn vị dự toán cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp để tổng hợp, xét duyệt và chuẩn y. Cụ thể, trình tự lập, gửi,
xét duyệt báo cáo quyết toán thời gian qua thực hiện như sau:
- Đối với các đơn vị dự toán thuộc ngành cấp tỉnh do tỉnh điều hành và cấp phát kinh phí trực tiếp: Phải lập báo cáo quyết toán quý, năm gửi Sở Tài chính- Vật giá và Sở giáo dục và Đào tạo. Hàng năm, Sở giáo dục và Đào tạo
tổ chức xét duyệt quyết toán năm cho các đơn vị trực thuộc, đồng thời tổng
hợp quyết toán được duyệt gửi Sở tài chính Vật giá thẩm tra và ra thông báo duyệt y quyết toán cho đơn vị.
- Đối với các đơn vị cấp huyện và các các đơn vị cấp tỉnh nhưng do
huyện trực tiếp điều hành điều hành và cấp phát kinh phí:
Các đơn vị phải lập báo cáo quyết toán quý, năm gửi phòng Tài chính huyện và phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với các đơn vị cấp huyện), gửi
phòng Tài chính huyện và Sở giáo dục Đào tạo (đối với các đơn vị trực thuộc
Sở giáo dục đào tạo). Phòng Tài chính huyện chủ trì phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo huyện duyệt quyết toán đối với các đơn vị trực thuộc huyện,
Phòng Tài chính huyện duyệt báo cáo quyết toán đối với các đơn vị trực thuộc
tỉnh. Sau khi duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị trên địa bàn, phòng Tài chính tổng hợp báo cáo quyết toán gửi Sở tài chính Vật giá và Sở Giáo dục-
Đào tạo để thẩm tra xét duyệt và ra thông báo duyệt y quyết toán cho toàn huyện.