đào tạo:
Mục đích chủ yếu của khâu công việc này là tổng hợp, phân tích đánh
giá tình hình thực hiện kế hoạch chi từ đó rút ra những ưu nhược điểm trong
quản lý để có biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Công việc cụ thể được
tiến hành là kiểm tra, quyết toán các khoản chi.
Trong quá trình kiểm tra, quyết toán các khoản chi phải chú ý đến các
yêu cầu cơ bản sau:
Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời cho các cơ
quan có thẩm quyền xét duyệt theo quy định .
- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, nội
dung các báo cáo tài chính phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được
duyệt và theo đúng mục lục NSNN quy định hiện hành.
- Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước đồng
cấp và phải được cơ quan kiểm toán nhà nước kiểm toán.
- Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được để xẩy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn thu.
Chỉ một khi các yêu cầu trên được tôn trọng đầy đủ thì công tác quyết
toán các khoản chi NSNN cho giáo dục - đào tạo mới tiến hành được thuận
lợi. đồng thời, nó mới tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích đánh giá quá
trình chấp hành dự toán một cách chính xác, trung thực và khách quan .
Trong điều kiện đó, " ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang phải giải
một bài toán rất khó là phải thoả mãn đồng thời yêu cầu tăng số lượng, đảm
bảo chất lượng nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo trong điều kiện nguồn
lực còn hạn hẹp. Bài toán này cũng khó như bài toán chung hiện nay của đất nước là phải tạo ra một sự tăng trưởng nhanh chóng từ một điểm xuất phát rất
Để giải được bài toán đó, hay nói cách khác, là để tạo ra sự chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo " đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ", bên cạnh các chính sách tăng đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Nhà
nước và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đào tạo thì việc đổi mới và kiện toàn lại hệ thống chính sách tài chính- tiền tệ đảm bảo sử dụng ngân sách nhà nước
chủ động và có hiệu quả, tăng cường kiểm soát các khoản chi, kiên quyết
chống lãng phí, thất thoát, nâng cao hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn ngân
sách cho giáo dục - đào tạo là một trong những nhu cầu thiết yếu trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
Vì vậy, có thể nói việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho
giáo dục - đào tạo là một đòi hỏi có tính tất yếu khách quan trên bình diện
Chương II
Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào