Quản lý chi xây dựng cơ bản tập trung:

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An pptx (Trang 61 - 63)

1998 1999 2000 2001 2002 Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo 100% 100% 100% 100% 100%

2.3.6.2.Quản lý chi xây dựng cơ bản tập trung:

Sự vận động của vốn xây dựng cơ bản chịu sự ảnh hưởng của những đặc điểm của của sản phẩm xây dựng và đặc điểm của công tác xây dựng cơ

bản, cho nên trong công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản phải thực hiện

theo một cách thức tổ chức quản lý riêng. Nhìn chung khá phức tạp, đòi hỏi

phải có sự phối kết hợp của nhiều cơ quan chuyên môn tài chính, xây dựng,

kế hoạch đầu tư....

Như trên đã nêu, ở Nghệ An chi ngân sách dành cho công tác xây dựng cơ bản cho giáo dục đào tạo trong những năm qua chỉ chiếm một tỷ trọng rất

nhỏ trong tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo nhưng đã góp phần tích

cực trong việc định hướng, thu hút các nguồn vốn khác đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất các trường học. Vì vậy, thời gian qua, cơ sở vật chất trường học đã từng bước được kiên cố hoá. Tính đến năm 2000, tỷ lệ số phòng học được

kiên cố hoá là 46% đối với phổ thông trung học; 27,6% đối với phổ thông cơ

sở và 19,5% đối với bậc tiểu học. [ ]

Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB cho giáo dục đào tạo thời gian qua đã có nhiều tiến bộ. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư XDCB nói chung thường xuyên được cải tiến nhằm giảm bớt các khâu trung gian, rút

ngắn thời gian và giảm bớt phiền hà trong các quy trình cấp, thẩm định dự án đầu tư, quy trình thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán, quy trình tổ chức đấu thầu, quy trình quyết toán…

Tuy nhiên, trong công tác quản lý chi Đầu tư xây dựng cơ bản cho giáo

dục đào tạo thời gian qua còn có những hạn chế nhất định. Cụ thể là:

- Việc hướng dẫn các quy trình, văn bản quản lý của các cấp có thẩm

quyền chưa đồng bộ, kịp thời; trong khi quản lý, cấp phát và thanh quyết toán

vốn đầu tư XDCB ở Trung ương và địa phương có nhiều thay đổi nên các đơn

vị không nắm bắt được kịp thời. Mặt khác, do không hiểu được phân công,

phân cấp trách nhiệm trong quản lý XDCB nên các đơn vị gặp khó khăn trong công tác đầu tư XDCB rất lúng túng không biết phải xin ý kiến hướng dẫn của

cấp nào, ngành nào.

- Chưa thực hiện nghiêm túc quy chế đấu thầu (trước đây là Nghị định

93 nay là Nghị định 88 và Nghị định 14 của Chính phủ): Do quy mô xây dựng

và mua sắm thiết bị không lớn, mặt khác vốn đầu tư cho các công trình XDCB thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo có nhiều nguồn vốn tham gia nên nhiều dự án thực hiện theo hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế còn phổ biến, tính cạnh tranh trong đấu thầu thấp. Quá trình chuẩn bị đấu thầu còn kéo dài, nhất là việc xin phê duyệt danh sách nhà thầu. Tình trạng các nhà thầu chạy lo thủ tục thay cho các chủ đầu tư, hợp thức hồ sơ dự thầu còn khá phổ biến. Bên cạnh đó chủ đầu tư chưa nhận thức được đầy đủ về quy chế đấu

thầu, tâm lý thường ngại tổ chức đấu thầu, nhất là đấu thầu rộng rãi.

- Việc quản lý vật liệu, giá cả vật liệu, thiết bị một số nơi còn thiếu chặt

chẽ, dẫn đến lãng phí vốn, chất lượng xây dựng, thiết bị mua sắm không cao.

- Do hồ sơ thủ tục không đảm bảo nên việc thanh toán vốn cho công

trình còn quá chậm không phù hợp với tiến độ công trình. Tình trạng vốn chờ

công trình còn phổ biến. Bên cạnh đó do công tác quản lý vốn đầu tư của các

Chủ đầu tư còn non kém, nhiều chủ đầu tư còn giao cho các nhà thầu tự lo

công việc hoặc cố ý gây khó khăn cho nhà thầu không chịu ký khối lượng và thanh toán tiền cho bên B, trong khi đó B thi công phải vay vốn ở các tổ chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tín dụng để thi công và phải trả lãi nhưng vốn ngân sách lại ứ đọng ở Kho bạc

- Hiện tượng các tổ chức tư vấn thiết kế công trình lãng phí, tăng khối

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An pptx (Trang 61 - 63)