IV- ĐÁNH GI CHUNG TÌNH HÌNH TÁ Ổ CHỨC LAO ĐỘNG QUẢN LÝ Ở X NGHIÍỆP DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I.
4- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động quản lý:
Để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh v thà ực hiện đa dạng hoá các hoạt động đã đặt ra, xĩ nghiệp cần phải có
đội ngũ lao động quản lý giỏi, có kinh nghiệm v bà ản lĩnh kinh doanh trên thị trường. Muốn vậy, xí nghịêp phải coi trọng công tác tuyển chọn, bố trí,
đào tạo v bà ồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đào tạo bồi dưỡng lao động quản lý theo các hướng sau:
*Đào tạo tại chỗ: hình thức đào tạo này giúp cho xí nghiệp có thể
khai thác tốt nhất khả năng làm việc của đội ngũ lao động, đồng thời bảo đảm cho người lao động vừa làm việc vừa tham gia các lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ trong xí nghiệp ngoài giời hành chính,như: bồi dưỡng kiến thức về thị trường, pháp luật kinh doanh, tin học, ngoại ngữ…để đảm bảo chất lượng đào tạo, xí nghiệp nên mời các trường đại học đến giảng dạy.
* Đào tạo ngoài xí nghiệp:
- Lựa chọn những người xuất sắc, có khả năng phát triển và trong quy hoạch cán bộ đi học tập ở nước ngoài để nâng cao trình độ, kiến thức và kinh nghịêm quản lý tiên tiến.
- Gửi đi các trường Đại học và các trung tâm đào tạo trong nước. Tuỳ theo từng đối tượng mà xí nghiệp xác định phương thức, loại hình đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp với yêu cầu công việc và nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghịêm quản lý, cụ thể:
+ Đối với lãnh đạo các bộ phận chức năng: cần được đào tạo tại xí nghịêp hoặc đào tạo ngoài xí nghiệp như: các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ kinh doanh thương mại, pháp luật kinh doanh, thị trường…đối với các đồng chí lãnh đạo chưa có trình độ đại học cần phải đào tạo tại chức theo đúng chuyên ngành công tác. Ngoài ra cần phải bồi dưỡng thêm ngoại ngữ, trình độ sử dung máy vi tính, các thiết bị văn phòng để tăng thêm sự linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ.
+ Đối với nhân viên: hàng năm cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ và tiếp cận kịp thời những tiến bộ khoa học công nghệ mới trong quản lý sản xuất kinh doanh. Đồng thời bồi dưỡng thêm các nghịêp vụ liên quan để tăng thêm khả năng hiệp tác giữa các bộ phận chức năng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các khoá học này, hiện nay được mở liên tục ở các trường đại học và trung tâm đào tạo các tỉnh, thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này thực hiện đạt kết quả tốt.
- Hiệu quả kinh doanh của một xí nghiệp phụ thuộc phần lớn vào phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ quản trị viên. Mỗi chức vụ phải có một số khả năng và điều kiện nhất định để tiến hành được công việc. Việc phân cấp quản lý theo mô hình quản lý ABC (của Boston consulton group) là một trong những yếu tố điều kiện được tạo ra để các quản trị viên phát huy tính chủ động của mình theo khả năng và năng lực, đem lại hiệu quả cao trong công việc.
- Phân công quản lý thực tế là sự phân quyền uỷ quyền của giám đốc doanh nghiệp cho đội ngũ quản trị viên gồm phó giám đốc, trưởng phòng, quản đốc…được uỷ quyền và phân quyền các quản trị viên sẽ hoạt động với sự linh hoạt và chủ động các quyết định của mình, đề cao vai trò của mỗi cá nhân trong lĩnh vực hoạt động. Guồng máy của doanh nghịêp nhờ thế mà tự vận hành cho dù không có quyết định khởi phát từ tổng giám đốc hay giám đốc.
- Phân công quản lý còn có vai trò quan trọng nữa là các quản trị viên còn có thể được thay thế các cán bộ quản lý cấp trên để quyết định khi cán bộ quản lý vắng mặt. Như vậy các hoạt động của doanh nghiệp không bị ngừng chệ ở bất cứ thời điểm nào của quá trình hoạt động.
Trứơc hết phải xác định đầy đủ, chính xác tiêu chuẩn với lao động quản lý về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức, sức khoẻ, sở trường…Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng loại lao động quản lý có thể theo các hướng sau:
- Đối với lãnh đạo: phải có lập trường, quan điểm vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành (chẳng hạn: Phó giám đốc kinh doanh phải có bằng cử nhân quản trị kinh doanh, phó giám đốc kỹ thuật phải có bằng kỹ sư về ngành kỹ thuật, trưởng phòng kế toán phải có bằng cử nhân chuyên ngành tài chính…). Ngoài ra yếu tố năng lực đối với lao động này là rất quan trọng, đòi hỏi người lãnh đạo phải biết tổ chức công việc, quản lý điều hành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên dưới quyền, biết chọn cho mình những ngừơi làm việc tốt nhất và khai thác hết khả năng làm
vịêc của họ. Biết đánh giá, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho họ chủ động, sáng tạo trong thực hiện công việc và tạo điều kiện cho họ phát triển toàn bộ cá nhân người lao động. Biết quy tụ đội ngũ nhân viên dưới quyền, tạo ra khối đoàn kết thống nhất tập thể và phân chia quỹ thời gian, bố trí công việc theo thời gian trước mắt là lâu dài một cách hợp lý.
- Đối với nhân viên nghịêp vụ: về trình độ phải tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành phù hợp với yêu cầu công việc, ngoài ra phải sử dụng thành thạo máy vi tính, các thiết bị văn phòng và ngoại ngữ phục vụ theo yêu cầu công việc (chẳng hạn nhân viên kinh doanh, marketing phải nói và viết được tiếng Anh). Tận tâm với công việc được giao và có chí tiến thủ. - Phương pháp tuyển chọn: tuỳ theo từng chức danh công việc mà sử dụng phương pháp tuyển chọn cho phù hợp, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Chẳng hạn tuyển chọn lao động làm kinh doanh, marketing nên sử dụng phương pháp thi tuyển, làm trắc nghiệm tâm lý; tuyển chọn nhân viên phụ trách nhân sự nên kết hợp nghiên cứu kỹ hồ sơ và trắc nghiệm tâm lý…