Tháo dỡ giàn giáo

Một phần của tài liệu Đặc điểm của các loại công trình biển Cố Định (Trang 101 - 103)

- Kiểm tra độ dính bám màng sơn: bằng thiết bị Elcometer F

c. Chế tạo và tổ hợp khối kết cấu thợng tầng.

5.2.3.3. Tháo dỡ giàn giáo

Khối chân đế sau khi hoàn thiện, đảm bảo yêu cầu chất lợng công trình, hoàn thiện tất cả những công việc chế tạo và công tác chống ăn mòn, chấm dứt hoàn toàn công tác thi công trên cao, tiến hành tháo dỡ dàn giáo.

Thiết kế khối chân đế dàn BK bằng thép độ sâu 77 mét nớc.

5.2.4. Chế tạo khối thợng tầng (KTT)

Nguyên tắc cơ bản của công tác thi công khối thợng tầng là tổ hợp khối nhiều nhất trên bãi lắp ráp, giảm tối thiểu thời gian và công việc thi công trên biển.

Khối thợng tầng của các dàn nhẹ BK đợc thi công hoàn thiện trọn gói trên bờ. Khối thợng tầng là kết cấu dạng khung không gian, tạo bởi các hệ dầm liên kết lại với nhau, bao gồm: Hệ khung nối,sàn tầng duới, sàn tầng trên, các thiết bị công nghệ và các kết cấu kèm theo nh cần đốt khí thải, cầu thang, lan can Các khối kết cấu này… đợc chế tạo riêng sau đó tổ hợp lại thành một khối lớn - khối thợng tầng.

Sau khi chế tạo xong các khối kết cấu đó, trình tự tổ hợp chúng lại với nhau nh sau: - Đa mặt sàn dới và hệ khung nối vào tổ hợp.

- Lắp đặt các thiết bị mặt sàn dới.

- Lắp đặt hệ thống cáp điện, các thiết bị điện và tự động hoá. - Lắp mặt sàn trên.

- Lắp đặt cẩu và các thiết bị mặt sàn trên.

- Lắp đặt hệ thống ống công nghệ, điện và tự động hoá mặt sàn trên. - Lắp đặt hệ thống cầu thang, lan can.

* Để thuận tiện cho việc cẩu KTT lên phơng tiện nổi thì địa điểm chế tạo KTT th- ờng đợc bố trí gần mèp cảng.

5.2.5. Di chuyển khối chân đế(KCĐ) ra mép cảng

Do kích thớc và khối lợng của chân đế không quá lớn nên trong phơng án thi công không dùng giải pháp thi công kéo trợt khối chân đế trên đờng trợt mà dùng 3 cẩu để di chuyển KCĐ ra mép cảng: 1cẩu DEMAG loại CC- 4000, chiều dài cần 42m, tầm với R=15m và 2 cẩu loại DEMAG CC-2000, chiều dài cần 36m, tầm với R=12m.

Khối chân đế đợc vận chuyển đến vị trí tập kết chờ hạ thuỷ. Vị trí này phải nằm trong phạm vi hoạt động của tàu cẩu. Dựa trên đặc tính của tàu cẩu Hoàng Sa thì phạm vi này trong phạm vi bán kính 50m.

- Ba cẩu bánh xích nhấc khối chân đế lên tiến ra mép cảng cho đến khi trục dọc của KCĐ song song với mép cảng, chờ cẩu KCĐ xuống phơng tiện nổi.

+ Công việc cuối cùng là tháo cáp và giải phóng cẩu.

5.3. Quy trình công nghệ thi công trên biển.

5.3.1. Chuẩn bị vật t, trang thiết bị phục vụ công tác thi công trên biển.

Tất cả các vật t thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác thi công trên biển cần phải đợc xem xét và tính toán về mặt chủng loại, số lợng, bao gồm:

Thiết kế khối chân đế dàn BK bằng thép độ sâu 77 mét nớc.

- Tầu cẩu Hoàng Sa (sức nâng 1200T, không tự hành) và tầu cẩu Trờng Sa (sức nâng 600T), tầu kéo Sao Mai 01và Sao Mai 02.

- Chế tạo và liên kết hệ thống giá đỡ (để đặt khối chân đế) với xà lan.

- Vận chuyển các phơng tiện phục vụ cho thi công trên biển nh búa đóng cọc, máy hàn, máy trộn vữa, thiết bị lặn, các thiết bị định vị, xuống tầu Hoàng Sa.…

5.3.2. Quá trình hạ thuỷ và vận chuyển khối chân đế.

+ Dùng cẩu nổi Hoàng Sa cẩu nhấc khối chân đế xuống sà lan. Vị trí của sà lan đợc neo vào bờ cảng bên cạnh cẩu nổi Hoàng Sa. Cả hai phải đợc neo chắc chắn đảm bảo ổn định trong quá trình hạ thuỷ khối chân đế.

+ Cho cẩu từ từ nhận tải để tránh trờng hợp tải trọng tác dụng đột ngột, dễ gây ra hiện tợng biến dạng cục bộ ảnh hởng đến công trình. Khối chân đế đợc nâng cách mặt đất với độ cao là 2m. Sau khi cẩu nhấc khối chân đế lên ta tiến hành quay cẩu một góc 90° sao cho trục dọc của KCĐ song song với trục dọc của Sà lan, điều chỉnh chiều cao nâng và tầm với của cẩu cho đến khi trục dọc của KCĐ và trục dọc của Sà lan cùng nằm trên mặt phẳng thẳng đứng. Lúc này ta từ từ nhả cáp hạ khối chân đế xuống hệ thống giá đỡ đã bố trí sẵn trên sà lan. Trong quá trình hạ, khối chân đế phải đợc căn chỉnh đúng vị trí đã đợc tính toán trớc để dảm bảo cho sà lan cân bằng ổn định. Sau đó tiến hành liên kết khối chân đế vào hệ thống giá đỡ bằng các liên kết hàn và dây cáp, chuẩn bị cho quá trình vận chuyển khối chân đế ra vị trí xây dựng.

Sau khi kiểm tra lại các hệ thống liên kết khối chân đế với sà lan, dùng tàu kéo Sao Mai 02 lai dắt xà lan - khối chân đế ra vị trí xây dựng. Trớc khi tiến hành vận chuyển khối chân đế đến vị trí xây dựng phải tiến hàn khảo sát mặt bằng đáy biển, đánh dấu bằng phao vị trí xây dựng công trình, đánh dấu bằng phao vị trí neo đậu các tầu, sà lan phục vụ cho công tác thi công đánh chìm khối chân đế.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của các loại công trình biển Cố Định (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w