Đổi mới tư duy về kế hoạch

Một phần của tài liệu Luận văn: Tìm hiểu thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch của Cục KTHT PTNT bộ NNPTNT ppsx (Trang 44 - 47)

IV. Đánh giá công tác lập kế hoạch của Cục 1 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của Cục

1. Đổi mới tư duy về kế hoạch

Đổi mới tư duy về kế hoạch là nội dung quan trọng nhất trong quy trình đổi mới công tác kế hoạch. Nó một mặt thích ứng được với những đổi mới chung của cơ chế kinh tế, thể chế kinh tế trong cả nước cũng như đổi mới của riêng ngành kế hoạch. Mặt khác, nó thể hiện khả năng tiên phong, năng lực tự chủ trong quản lý ngành. Hiện nay, đổi mới tư duy trong lập kế hoạch phải dựa trên quan điểm chuyển từ kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh dựa trên cơ chế xin-cho sang kế hoạch hóa chủ động hướng tới tương lai của các ngành, địa phương, bảo đảm khả năng cạnh tranh của ngành, địa phương trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế. Trong kế hoạch cần hướng tới mô hình lập kế hoạch mang tính chiến lược nhằm hướng hoạt động của ngành trong ngắn hạn, trung hạn theo bức tranh tổng thể trong tương lại. Bản kế hoạch cần thể hiện rõ nét những nội dung ưu tiên trong từng giai đoạn, xem như là những đột phá cho sự phát triển ngành và làm cơ sở xác định và tổ chức, bảo đảm nguồn lực thực hiện.

Trước kia, trong nền kinh tế tập trung mệnh lệnh, kế hoạch hóa thể hiện ở sự không chế trực tiếp của Chính phủ đối với những hoạt động kinh tế xã hội thông qua quá trình đưa ra những quyết định pháp lệnh phát ra từ Trung ương. Các chỉ tiêu kế hoạch được xác định bởi các nhà kế hoạch trung ương tạo nên một kế hoạch kinh tế quốc dân toàn diện và đầy đủ; nguồn nhân lực, vật tư và tài chính không được phân phối theo giá thị trường và điều kiện cung cầu mà phân phối theo các nhu cầu của kế hoạch tổng thể, theo những quyết định hành chính của các cấp lãnh đạo.

Trong nền kinh tế thị trường, kế hoạch hóa là thể hiện sự nỗ lực có ý thức của cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện sự can thiệp vào nền kinh tế, trên cơ sở chủ động thiết lập mối quan hệ giữa khả năng và mục đích nhằm

đạt được mục tiêu sử dụng hiệu quả nhất những tiềm năng hiện có. Kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường được thể hiện ở các phương án lựa chọn, sắp xếp, khai thác và huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho phép để đạt được kết quả cao nhất. Các chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch hóa thị trường là định hướng phát triển một số lĩnh vực chủ yếu thông qua chính sách và công cụ định hướng.

So sánh bản chất của kế hoạch trong cơ kế tập trung và cơ chế thị trường Cơ chế kế hoạch hóa tập trung Cơ chế thị trường

Kế hoạch mang tính chủ quan, duy ý chí, xuất phát từ ý muốn chủ quan của nhà nước, không căn cứ vào tiềm lực thực tế và nhu cầu

Kế hoạch gắn với thị trường: định hướng sự phát triển dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng (khả thi), nhận thức được quy luật, nắm bắt được nhu cầu

Kế hoạch thay thế thị trường Kế hoạch bổ sung, hỗ trợ cho thị trường, thị trường chỉ giải quyết các vấn đề ngắn hạn, lợi ích cục bộ. Kế hoạch mang tính dài hạn, vì lợi ích chung, toàn cục

Kế hoạch mang tính mệnh lệnh: giao chỉ tiêu và cấp phát nguồn lực, đồng thời chỉ định cả địa chỉ tiêu thụ

Kế hoạch mang tính định hướng, là bộ khung làm cơ sở hoạch định các chính sách đòn bẩy và biện pháp thực hiện

Kế hoạch thiếu linh hoạt: vì là pháp lệnh nên mang tính cứng nhắc, mọi sự điều chỉnh kế hoạch chỉ là hình thức.

Kế hoạch mang tính linh hoạt, khi các điều kiện thị trường thay đổi thì kế hoạch cũng có sự điều chỉnh theo.

Đổi mới về hệ thống chỉ tiêu: hệ thống chỉ tiêu kế hoạch được phân thành:

- Các chỉ tiêu xã hội: chất lượng cuộc sống, môi trường tự nhiên, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo…

- Các chỉ tiêu lồng ghép: đặt các vấn đề xã hội trong phát triển kinh tế sao cho 2 chỉ tiêu kinh tế xã hội đều phản ánh trong một mục tiêu, ràng buộc lẫn nhau.

Trước kia, chúng ta thường đặt các chỉ tiêu mang tính chất kinh tế, định lượng.. nhằm tập trung chủ yếu vào tăng trưởng sản xuất và dịch vụ. Khi nền kinh tế phát triển đến mức độ nhất định, cần chú trọng hơn vào các mục tiêu xã hội và xây dựng các chỉ tiêu mang tính lồng ghép. Đảm bảo sự ràng buộc lẫn nhau giữa các nội dung kinh tế và xã hội có liên quan.

Đứng trên góc độ quản lý, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch lại được chi thành:

- Chỉ tiêu pháp lệnh: mang tính bắt buộc thực hiện, kèm theo thể chế, trách nhiệm cụ thể.

- Chỉ tiêu hướng dẫn: mang tính định hướng, thuyết phục, thương lượng, thảo luận nhằm hướng nền kinh tế theo một mục tiêu nào đó và tạo điều kiện chủ động, khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho phát triển.

- Chỉ tiêu dự báo: do cơ quan kế hoạch xây dựng nhằm dự báo một số chỉ tiêu vĩ mô cơ bản mang tính dài và trung hạn, xây dựng các chỉ tiêu dự báo giúp tạo ra nền tảng, cơ sở cho việc lập kế hoạch trong ngắn hạn.

Trong cơ chế kế hoạch mới, cần tập trung vào xây dựng hệ thống chỉ tiêu mang tính hướng dẫn và dự báo, từng bước loại bỏ các chỉ tiêu pháp lệnh. Điều đó đảm bảo cho kế hoạch thực hiện đúng chức năng điều tiết của mình.

Tóm lại, tư duy kế hoạch hóa trong cơ chế thị trường cần đảm bảo các yêu cầu:

- Về bản chất, kế hoạch là sự thiết lập các mối quan hệ để hướng tới tương lai, xác định các mục tiêu và tìm kiếm các giải pháp chính. Kế hoạch của cấp dưới là do chính địa phương tự quyết định trên cơ sở không phá vỡ khung định hướng chung của cấp trên.

- Về căn cứ, kế hoạch trong cơ chế thị trường cần đánh giá được tiềm năng, nguồn lực và thực trạng phát triển của đơn vị, dự báo các yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để hướng đến mục tiêu.

- Nội dung chính của bản kế hoạch là xác định tầm nhìn, hướng đi, đề cao tính tự quyết định mang tính hệ thống, có sự ưu tiên các mục tiêu. Bản kế hoạch cần quan tâm nhiều hơn đến tác động của các chỉ tiêu kế hoạch đến môi trường.

- Về nguồn lực của kế hoạch, cần hướng tới khuyến khích việc chủ động tìm kiếm nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, bên trong và bên ngoài địa phương, đơn vị.

- Sử dụng sự tham gia của nhiều bên trong quá trình lập kế hoạch, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng dân cư

Một phần của tài liệu Luận văn: Tìm hiểu thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch của Cục KTHT PTNT bộ NNPTNT ppsx (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w