II. Thực trạng công tác lập kế hoạch hàng năm 1 Hệ thống kế hoạch hóa của Cục
3. Quy trình lập kế hoạch của Cục
3.1. Đánh giá thực trạng và xu thế
Đánh giá thực trạng và xu thế nhằm mục đích đánh giá mức độ hoàn thành những mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra; xác định được những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức đối với việc thực hiện nhiệm vụ tại thời điểm đánh giá cũng như trong kỳ kế hoạch tới.
Trong bước này cần tránh xu hướng liệt kê thành tích hoặc mô tả lại những con số đã có trong biểu, phụ lục. Nội dung quan trọng nhất là phải khái
quát được những nội dung chủ yếu và đi sâu vào những vấn đề tồn tại, tìm kiếm nguyên nhân. Cụ thể cần có những nội dung:
- Báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu kế hoạch có liên quan đến Cục. - So sánh giá trị thực hiện năm kế hoạch với giá trị thực hiện cùng kỳ năm trước, dưới dạng bảng biểu hoặc đồ thị. Đối với các chỉ tiêu kế hoạch, ngoài việc so sánh với giá trị thực hiện cùng kỳ năm trước, cần phải so sánh với giá trị thực hiện năm kế hoạch và giá trị dự kiến đạt được (chỉ tiêu kế hoạch).
- Đánh giá kết quả hoạt động của Cục góp phần đạt mục tiêu trên, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Cục và những nhiệm vụ thực tế được giao. Nội dung đánh giá bao gồm:
+ đánh giá kết quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (tư vấn chính sách, cung cấp dịch vụ công…)
+ đánh giá tiến độ thực hiện các chương trình/dự án/đề án đang thực hiện trong lĩnh vực của Cục.
+ đánh giá tác động chính sách do từ các chương trình/dự án do các đơn vị khác thực hiện có ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của Cục. - Xây dựng khung SWOT để phân tích các cơ hội, thách thức, mặt mạnh và điểm yếu của tiểu ngành.