1. Các phương pháp phân tích hệ thống thông tin
Để có thể đưa ra được những chỉ tiêu của kỳ kế hoạch một cách khoa học, hợp lý và tương đối chính xác. Chúng ta sử dụng một số phương pháp tính toán dựa trên cơ sở hệ thống thông tin đã có.
• Phương pháp so sánh chuỗi
Đây là phương pháp phân tích, đánh giá sự phát triển ngành thông qua chuỗi các số liệu được hình thành từ trong quá khứ đến thời điểm đánh giá.Trên cơ sở chuỗi số liệu có được, tiến hành phân tích, rút ra những quy luật phát triển qua các chỉ tiêu được xác định bằng các phương pháp thống kê. Yêu cầu: có số liệu của nhiều năm yếu tố cần phân tích. Thông thường với
các yếu tố của quá trình kinh tế xã hội ít biến động người ta sử dụng phương trình hồi quy tuyến tính theo đường thẳng.
Y = a + bX
Trong đó: Y là giá trị ước tính, X là năm. Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất xây dựng được hệ phương trình nhằm xác định chỉ số a và b. Hệ phương trình:
n.a +b.∑x = ∑y a.∑x + b.∑x2=∑xy
Dưới đây ta sử dụng số liệu 5 năm đầu tiên để tính toán. Tính ra được phương trình hồi quy: Y=89543+7568.X (X=1 tại T=2000)
T= Năm
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt thực tế (tỉ đồng)
Giá trị ước tính theo phương pháp hồi quy tuyến tính
Sai lệch 2000 101043,7 - 2001 101403,1 - 2002 111171,8 - 2003 116065,7 - 2004 131551,9 - 2005 131754,5 134951 196,5 2006 145807,7 142519 -3288,7 2007 175007,0 150087 -24920 (nguồn: Tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID=8815)
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giả, dễ tính toán, tuy nhiên nhược điểm chỗ không lường hết được các yếu tố bất ngờ có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
• Phương pháp so sánh chéo
Phương pháp này sử dụng để so sánh thực trạng các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, năng lực cạnh tranh, năng suất lao động của ngành so với kế hoạch đặt ra, với mức trung bình cả nước hoặc so với nước khác. Tác dụng của nó là đánh giá chính xác điểm mạnh, yếu, kết luận chính xác về trình độ phát triển của ngành, là cơ sở để đưa ra định hướng khai thác nguồn lực của ngành và khu vực nông thôn trong tương lai.
Ví dụ: so sánh năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam và một số nước APEC
Tên nước Năng suất lao động (USD/LĐ) So sánh với nước thấp nhất (lần) Hoa Kỳ 36 863 125 Canada 29 378 100 Australia 27 058 92 Philippine 1 021 3,5 Indonesia 564 1,9 Trung Quốc 373 1,26 Việt Nam 294 1
Với so sánh như trên chúng ta có thể xác định rằng năng suất lao động nông nghiệp ở Việt Nam nằm ở mức thấp so với thế giới. Cần phải tăng thêm đầu tư cho phát triển năng suất. Cũng với so sánh như vậy, chúng ta có thể nhận ra năng suất lao động của Việt Nam tăng nhanh hay chậm so với thế giới
bằng số liệu cùng kỳ năng năm trước để thấy rằng đầu tư của chúng ta có hiệu quả hay không.
• Phương pháp tính hệ số co dãn
Phương pháp này sử dụng để lượng hóa mối quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình lập kế hoạch đối với kết quả của kế hoạch. Đây là một phương pháp có ích trong việc xác định các mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp, đưa ra các giải pháp về nguồn lực hợp lý để đạt được mục tiêu.
Ví dụ: mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào và kết quả
Hệ số ảnh hưởng Số trang trại tăng Năng suất trang trại tăng Tổng chi cho phát triển kinh tế
trang trại 2 1.5
Chi cho hướng dẫn kỹ thuật cho
nông dân 1.2 2.5
Ví dụ như trên có thể hiểu răng: mức độ ảnh hưởng của tổng chi đến tăng số trang trại lớn hơn đến tăng năng suất; còn chi cho hướng dẫn kỹ thuật ảnh hưởng lớn hơn đến tăng năng suất và ít hơn đến số trang trại. Từ đó, nếu đặt mục tiêu là tăng năng suất trang trại, chúng ta cần chú trọng hơn đến việc tăng chi cho hướng dẫn kỹ thuật.
2. Công cụ phân tích
Ma trận SWOT: là một phương pháp phân tích chiến lược nhằm xác định các Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành trong quá trình phát triển của ngành. Việc tổng hợp các vấn đề then chốt thông qua phân tích SWOT cho phép chúng ta hình dung ra thực trạng của ngành đang đứng trong giai đoạn phát triển nào, qua đó hình dung ra các phương án phát triển ngành trong tương lai, từ đó lựa chọn một phương án phù hợp làm cơ sở cho
việc xác định các mục tiêu và giải pháp phát triển ngành. Quy trình phân tích SWOT về phát triển kinh tế ngành gồm các bước:
Bước 1: Tóm tắt các phát hiện về thực trạng phát triển kinh tế xã hội của ngành (điểm mạnh điểm yếu) và về những tác động của môi trường bên ngoài đến phát triển ngành (cơ hội thách thức).
Bước 2: Xây dựng ma trận phân tích SWOT liệt kê các phát hiện vào các ô tương ứng với ma trận
Bước 3: Hình dung ra các phương án chiến lược bằng cách kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội và thách thức của môi trường.
Bước 4: Phân tích từng phương án chiến lược để đưa ra kết luận về những phương án phù hợp nhất với sự lựa chọn trong phát triển ngành.
Xác định được ma trận SWOT là cơ sở để hình thành các chiến lược phù hợp thông qua ma trận TOWS gồm các yếu tố:
- Chiến lược S-O: nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh. - Chiến lược W-O: nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội.
- Chiến lược S-T: xác định những hành động mà cơ quan, tổ chức có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại khi có sự biến đổi hay tác động từ yếu tố bất lợi của môi trường.
- Chiến lược W-T: là việc hạn chế dần những điểm yếu trong nội bộ của tổ chức có thể dẫn tới bất lợi khi có yếu tố bất lợi của môi trường.