Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG (Trang 75 - 79)

c Hồ sơ, thủ tụ

2.5.2Một số hạn chế và nguyên nhân

2.5.2.1 Hạn chế

Nói về trình độ chuyên môn tham gia vào buôn bán quốc tế của các công ty XNK của Việt Nam còn rất hạn chế. Công ty nói chung là chưa có hiệu quả hoạt động cao, khả năng thâm nhập thị trường và dự báo thị trường chưa chính xác, nên xảy ra tranh chấp trong quá trình thanh toán là điều đương nhiên. Chẳng hạn khi mở L/C thì tỷ giá thấp nhưng khi hàng hoá về thì tỷ giá của đồng ngoại tệ lại tăng lên làm cho nhà nhập khẩu thiếu thiện chí trong việc nhận hàng làm trì hoãn việc thanh toán gây khó khăn cho việc thu tiền của doanh nghiệp xuất khẩu cũng như Ngân hàng sẽ khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với nước ngoài. Nhiều khi, do trình độ của nhân viên kinh doanh XNK không cao nên khi ký hợp đồng không chặt chẽ về các điều khoản như quy cách mẫu mã của hàng hoá, giá cả...nên khi nhận hàng về không đem lại hiệu quả cao như dự tính dẫn tới không đảm bảo khả năng chi trả tiền cho Ngân hàng. Cũng có khi còn bị đối tác nước ngoài lừa đảo gây thiệt hại cho công ty và Ngân hàng

Một điều đáng nói đến nữa là các nhà kinh doanh XNK của công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung hiểu biết về các thông lệ, luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của các đối tác kinh doanh còn hạn chế. Thêm vào đó, đội ngũ chuyên môn giỏi thuộc các lĩnh vực pháp luật, nghiệp vụ buôn bán và thanh toán quốc tế của công ty còn thiếu do công tác đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc nghiên cứu, dự báo thị trường để có định hướng lâu dài về XNK còn yếu. Điều này rất dễ hiểu vì nền kinh tế nước ta bắt nguồn từ chỗ đã tồn tại trong một thời gian dài dưới chế độ quan liêu bao cấp, với chính sách “bế quan toả cảng” đã làm cho nhận thức của con người bị trì trệ, có thái độ ỷ lại, nên khi Nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế với các nước thì các nhà kinh doanh của ta cũng không thể không khỏi bỡ ngỡ trong khi đó các đối tác kinh doanh của ta họ

đã có kinh nghiệm hàng trăm năm nên họ rất vững vàng, có thể nói là họ rất linh họat và lanh lợi là điều hiển nhiên.

Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI), có tới 70% số giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa qua đào tạo chính quy về nghiệp vụ ngoại thương. Thế nhưng lại có khoảng 80- 85% số doanh nghiệp đó tha gia vào hoạt động kinh doanh XNK. Càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động XNK là điều rất đáng khuyến khích nhưng nếu không được trang bị kiến thức một cách cẩn thận đã nhảy vào cuộc thì sự vấp ngã là điều khó tránh khỏi.

Thêm vào đó là thực lực tài chính của doanh nghiệp còn yếu, hoạt động kinh doanh phần lớn là bằng vốn vay của Ngân hàng. Do đó trong khi kinh doanh buôn bán với nước ngoài, nếu bị lừa đảo, thua lỗ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sử dụng vốn và ảnh hưởng đến Ngân hàng. Đặc biệt những năm gần đây,biên giới mở cửa, buôn bán tiểu ngạch phát triển rầm rộ thì dẫn đến nhiều hậu quả không tốt đẹp như các khách hàng mất khả năng thanh toán tạm thời do vậy Ngân hàng lại phải ứng tiền để trả thay cho khách hàng.

*Về phía Ngân hàng

Tuy trong những năm qua các Ngân hàng đã liên tục nâng cao trình độ công nhân viên chức cũng như về cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng vẫn còn thua kém các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài rất nhiều. Họ luôn có chiến lược khách hàng hợp lý, theo dõi khách hàng sát sao, áp dụng triệt để marketing Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nên hiệu quả trong công việc của họ cao hơn.

Về phí giao dịch trong thanh toán XNK là tương đối thấp so với các đối thủ cạnh tranh nhưng việc tính phí giao dịch của Ngân hàng khá phức tạp, lẽ ra Ngân hàng chỉ nên tính phí một lần thì khách hàng lại phải chịu

nhiều thủ tục phí khác như: phí sửa đổi nội dung L/C, phí sửa chữa chứng từ, phí mở L/C, phí thanh toán L/C... rất là phức tạp.

2.5.2.2 Nguyờn nhõn

*Những nguyên nhân tồn tại khách quan khác

- Chúng ta còn thiếu những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán XNK, mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu và Ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán L/C... cần được pháp lý hoá trên cơ sở luật pháp quốc gia. Một số quy định về nghiệp vụ chậm thay đổi, không phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh và cơ chế thị trường.

- Cán cân thanh toán vãng lai và cán cân thương mại quốc tế còn thâm hụt nghiêm trọng, dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu về ngoại tệ, buộc Nhà nước phải áp dụng các biện pháp hành chính để tăng cung, hạn chế cầu về ngoại tệ ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của Ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động thanh toán quốc tế

- Cơ chế điều hành tỷ giá, quan hệ cung cầu ngoại tệ còn mang nặng tính hành chính. Ở Việt Nam chưa có thị trường hối đoái hoàn chỉnh, đã hạn chế hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại.

- Chưa có cơ chế quản lý và biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tệ nạn buôn bán hàng lậu qua biên giơí, gây chảy ngoại tệ mạnh ra khỏi quốc gia ngày càng nghiêm trọng. Lượng ngoại tệ thanh toán “chui” ngoài hệ thống thanh toán của Ngân hàng lên đến hàng tỷ USD mỗi năm luôn là vấn đề nổi cộm đối với các nhà quản lý.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG (Trang 75 - 79)