Trên thực tế, biến động tỷ giá hối đoái có tác động thuồng xuyên đến hoạt động của các công ty trong nước và quốc tế, mà cụ thể là tới các quyết định về sản lượng, marketing và tài chính của chúng. Các công ty đều mong muốn tỷ giá ổn định và có thể dự đoán được.
a. Các quyết định về marketing
Xét dưới giác độ marketing thì tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến mức cầu đối với các sản phẩm của một công ty ở trong nước và ngoài nước. Khi đồng tiền của một nước yếu đi (giá trị
thấp tương đối với đồng tiền của nước khác), giá hàng hóa xuất khẩu của hàng hóa nước đó trên thị trường thế giới giảm và giá của hàng nhập khẩu tăng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong nước giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh có mức giá cao hơn.
Cần có sự phân biệt của sự giảm giá đồng tiền so với việc phá giá đồng tiền. Phá giá xảy ra khi chính phủ chính thức quy định lượng nội tệ tương đương với một đơn vị ngoại tệ tăng lên. Xét về bản chất việc mất giá cung có hiện tượng như vậy nhưng mất giá không phải do chính phủ quy định mà do tác động bởi các yếu tố khác trên thị trường.
Trên thực tế, chính phủ có thể phá giá đồng tiền để tạo lợi thế cạnh tranh cho các công ty nội địa trước các đối thủ cạnh tranh từ các nước khác, ngoài ra phá giá còn làm tăng xuất khẩu của quốc gia để khắc phục tình trạng thâm hụt thương mai. Tuy nhiên không nên lạm dụng việc phá giá đồng tiền vì việc này sẽ làm giảm sức mua của người dân.
b. Các quyết định về sản xuất
Biến động về tỷ giá có thể ảnh hưởng tới các quyết định về sản xuất. Chẳng hạn, một nhà sản xuất ở nước có cho phí sản xuất và tiền lương cao có thể mong muốn tiến hành sản xuất ở nước có đồng tiền đang bị mất giá vì chi phí đầu vào sẽ giảm đi. Thêm vào đó hàng hóa được sản xuất ra ở đây sẽ rẻ hơn tương đối trên thị trường thế giới.
c. Các quyết định về tài chính
Tỷ giá hối đoái có thể tác động đến các quy định về tài chính, chủ yếu liên quan đến một số lĩnh vực như nguồn cung cấp tài chính, việc chuyển tiền giữa các quốc gia và việc công bố các kết quả tài chính. Khi tìm kiếm nguồn vốn, các công ty mong muốn vay tiền ở những nơi có mức lãi suất thấp nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý là mức chênh lệch lãi suất thường được san bằng trên thị trường tiền tệ thông qua biến động tỷ giá hối đoái.
Khi di chuyển vốn tài chính giữa các quốc gia, một công ty sẽ muốn đổi đồng tiền bản tệ thành đồng tiền của nước mình khi tỷ giá hối đoái ở mức thuận lợi nhất nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, những nước có đồng tiền yếu hơn thường thực hiện kiểm soát tiền tệ và do đó gây khó khăn cho các công ty đa quốc gia trong việc điều tiết dòng vận đông của vốn một cách tối ưu.