Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI và xu hướng vận động của dòng vốn FD

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh doanh quốc tế pot (Trang 62 - 65)

trên thế giới hiện nay

a. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI

Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố với mức độ ảnh hưởng rất khác nhau tùy theo từng nước và từng giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố có thể được coi là quan trọng đối với tất cả các nước và ở mọi giai đoạn khác nhau, đó là: Sự ổn định chính trị, các chính sách phát triển kinh tế, hệ thống luật pháp về đầu tư, trình độ phát triển kinh tế, quy mô và mức cầu thị trường, …..

b. Những xu hướng vận động của dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay

Thứ nhất, dòng vốn FDI trên thế giới ngày một gia tăng và chịu sự chi phối chủ yếu của các nước công nghiệp phát triển

Các dòng vốn đầu tư tập trung vào một số ít nước. Chỉ tính riêng 10 quốc gia thu hút vốn FDI lớn nhất đã chiếm tới 2/3 vốn FDI. Trong khi 100 nước nhận đầu tư ít nhất chỉ chiếm có 1% vốn FDI thế giới. Dòng đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển là xu hướng vận động chỉ đạo của đầu tư quốc tế và là nhân tố chính thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. Tính đến năm 1998, nguồn vốn FDI từ 39.000 công ty mẹ đầu tư qua 270.000 chi nhánh ở nước ngoài đã đạt mức 2.700 tỷ USD, góp phần tạo ra 6% GDP của thế giới.

Thứ hai, đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức hợp nhất hoặc mua lại các chi nhánh công ty ở nước ngoài (Cross border M & A) đã bùng nổ trong những năm gần đây, trở thành chiến lược hợp tác phát triển chính của các công ty xuyên quốc gia (TNC).

Thứ ba, có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới

Mục tiêu chủ yếu của các chủ đầu tư là lợi nhuận. Do đó, động cơ truyền thống của FDI những năm đầu thập kỷ 60 là chạy theo lao động rẻ để thu lợi nhuận và những ngành sản xuất truyền thống thu hút nhiều lao động và khai khoáng chế biến nông sản của công nghiệp chế tạo.

Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, đầu vào lĩnh vực sản xuất vật chất vẫn là lĩnh vực chủ yếu, chiếm tới 70% tổng vốn FDI mặc dù tỷ trọng của nó có xu hướng giảm dần.

Thứ tư, các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản chi phối dòng vận động chính của vốn FDI (vào, ra) trên thế giới.

Trong nửa đầu thập kỷ 80, Mỹ và Anh là hai quốc gia đứng đầu thế giới trong xuất khẩu vốn FDI. Từ năm 1986 đến đầu những năm 90, Nhật Bản là nước đứng đầu trong xuất khẩu vốn với mức kỷ lục là 45 tỷ USD riêng trong năm 1991, nhưng quy mô xuất khẩu vốn FDI giảm dần trong những năm gần đây, chỉ ở mức một nửa năm 1991. Từ năm 1992 trở lại đây, Mỹ gia tăng nhanh trong việc xuất khẩu FDI ra nước ngoài và trở thành nước đứng đầu thế giới trong xuất khẩu và nhập khẩu vốn FDI.

Nhật Bản những năm gần đây đứng vị trí thứ tư trong các nước xuất khẩu FDI với quy mô bình quân khoảng 25 tỷ USD/năm. Đầu tư của Nhật chủ yếu hướng vào Mỹ, Đông và Đông Nam châu Á.

Đặc biệt, để tăng cường lợi thế cạnh tranh quốc tế, các chi nhánh “Thế hệ hai” ở nước ngoài của Nhật Bản đã xuất hiện. Hiện nay có 47% chi nhánh Nhật ở Hồng Kông, 43% chi nhánh Nhật ở Xin-ga-po đã thành lập các chi nhánh ở nước ngoài.

Thứ năm, các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) đóng vai trò rất quan trọng trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đang đẩy mạnh quá trình đầu tư ra nước ngoài.

Hiện nay, các TNC đang chi phối, kiểm soát phần lớn sản xuất, kinh doanh trên thế giới. Khi nghiên cứu 100 TNC lớn nhất trên thế giới mà tất cả đều thuộc các nước công nghiệp phát triển có thể thấy các TNC này chiếm tới một phần ba toàn bộ nguồn vốn FDI của thế giới và tổng tài sản ở nước ngoài của chúng lên tới 1400 tỷ USD; sử dụng tới 72 triệu lao động, trong đó lao động ở nước ngoài là 12 triệu, chiếm tới 16%. Trong số đó, Mỹ có tới 32 TNC hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng như dầu khí, hoá chất, sắt thép, điện tử, thiết bị điện, ô tô, máy bay, dược phẩm, dịch vụ ăn uống...

Thứ sáu, dòng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á.

Nguồn vốn FDI vào các nước đang phát triển gia tăng cả về quy mô lẫn tốc độ dẫn đến tỷ trọng thu hút vốn FDI của các nước này tăng nhanh. Từ năm 1990 trở lại đây, các nước đang phát triển thu hút tới một phần ba tổng số vốn FDI thế giới, riêng năm 1994 chiếm tới 37%. Tuy nhiên, vốn FDI phân bố rất không đồng đều giữa các nước đang phát triển, mà chủ yếu tập trung vào một số nước và khu vực. Chỉ tính riêng 10 nước và nền kinh tế thuộc các nền kinh tế đang phát triển đã thu hút từ 60 đến 80% tổng nguồn vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển liên tục từ thập kỷ 80 trở lại đây. Điều đó chứng tỏ, vốn FDI chủ yếu tập trung vào những nền kinh tế năng động, có nhịp tăng trưởng cao, ổn định, có môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn, hứa hẹn lợi nhuận cao.

4.1.4. Một số lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài

a. Lý thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm

Lý thuyết này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết chi kỳ sống của sản phẩm. Lý thuyết vòng đời chu kỳ của sản phẩm cho phép giải thích tại sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng hoạt động từ xuất khẩu sản phẩm sang thực hiện FDI. Trong giai đoạn đầu các doanh nghiệp đạt được

lợi thế độc quyền xuất khẩu nhưng đến giai đoạn tiếp theo khi sản phẩm phát triển và bão hòa thì áp lực giảm chi phí và hạ giá thành khiến các công ty sẽ nghĩ đến việc đầu tư sản xuất ở một quốc gia khác có chi phí sản xuất thấp hơn để hạ giá thành và mở rộng thị trường.

b. Lý thuyết về quyền lực thị trường

Lý thuyết này cho rằng: FDI tồn tại những hành vi đặc biệt của độc quyền nhóm trên phạm vi quốc tế như phản ứng của độc quyền nhóm, hiệu quả kinh tế bên trong do quy mô sản xuất, và sự liên kết đầu tư nước ngoài theo chiều dọc. Tất cả những hành vi này đều nhằm hạn chế cạnh tranh, mở rộng thị trường và ngăn cản không cho đối thủ khác thâm nhập vào ngành công nghiệp và thị trường của chúng.

Theo lý thuyết này, các công ty thực hiện FDI vì một số lý do. - Nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng khan hiếm

- Thông qua liên kết FDI dọc các công ty độc quyền nhóm có thể thiết lập hàng rào ngăn cản không cho các công ty khác tiếp cận tới nguồn nguyên liệu của chúng.

- FDI theo chiều dọc còn có những lợi thế về chi phí thông qua việc cải tiến kỹ thuật bằng cách phối hợp sản xuất và chuyển giao sản phẩm giữa các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất.

c. Lý thuyết tính không hoàn hảo của thị trường

Thị trường hoàn hảo là thị trường có khả năng đáp ứng đầy đủ và thuận lợi nhu cầu của người tiêu dùng ở mức giá thấp nhất có thể và những dịch vụ tối ưu nhất. Nhưng trên thực tế thị trường hoàn hảo hầu như không tồn tại do nhiều yếu tố, chúng ngăn cản quá trình hoạt động hiệu quả của các ngành công nghiệp.

Những yếu tố ngăn cản quá trình hoạt động hiệu quả của các ngành công nghiệp gọi là những yếu tố không hoàn hảo của thị trường.

Lý thuyết về tính không hoàn hảo của thị trường cho rằng một khi trên thị trường xuất hiện các yếu tố không hoàn hảo làm cho hoạt động kình doanh kém hiệu quả đi thì các công ty sẽ thực thi đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm kích thích hoạt động kinh doanh và vượt qua các yếu tố không hoàn hảo đó. Có hai loại yếu tố không hoàn hảo của thị trường chủ yếu, đó là các rào cản thương mại và kiến thức đặc biệt.

+ Các rào cản thương mại: Một dạng không hoàn hảo của thị trường trong kinh doanh quốc tế là rào cản đối với thương mại quốc tế như việc đánh thuế nhập khẩu hay hạn ngạch.

+ Kiến thức đặc biệt:Kiến thức đặc biệt cũng được coi là một dạng không hoàn hảo của thị trường. Những kiến thức này tạo nên khả năng cạnh tranh khác thường của một công ty so với các công ty khác. Những kiến thức này có thể là chuyên môn kỹ thuật của các kỹ sư hay là khả năng tiếp thị đặc biệt của nhà quản lý.... Một khi những kiến thức chỉ là chuyên môn kỹ thuật, các công ty có thể đơn giản bán những kiến thức này với một giá nhất định cho các công ty nước ngoài muốn sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc giống hệt. Nhưng khi những kiến thức

đặc biệt của một công ty nằm trong bản thân con người thì giải pháp duy nhất để sử dụng các cơ hội thị trường tại nước ngoài là thực hiện FDI.

d. Lý thuyết triết chung

Lý thuyết này cho rằng các công ty sẽ thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài khi hội tụ đủ ba lợi thế, đó là:

+ Lợi thế về địa điểm: Ưu thế có được do việc tiến hành một hoạt động kinh doanh tại một địa điểm nhất định với những đặc thù riêng (tài nguyên thiên nhiên, lao động hay một lợi thế nào đó)

+ Lợi thế về sở hữu: Ưu thế cho một công ty có cơ hội tham gia sở hữu một số tài sản đặc biệt nhất định như nhãn hiệu sản phẩm, bằng sáng chế,….

+ Lợi thế nội hóa: Ưu thế có được do việc nội hóa hoạt động sản xuất thay vì chuyển nó đến một thị trường khác kém hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh doanh quốc tế pot (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w