- Hướng dẫn công việc: dẫn là sự cụ thể hoá những khâu quan trọng của những qui trình Nội dung hướng dẫn nêu rõ trách nhiệm của từng nhân viên trong quá trình hành
b. Kết quả thực hiện kế hoạch chất lượng qua 2 năm 2008,
2.3.5. Những vấn đề tồn tại:
Hệ thống văn bản, tài liệu ISO còn cồng kềnh gây mất nhiều thời gian, công sức và giấy tờ cho việc soạn thảo, in ấn, ban hành và phân phối tài liệu ban đầu. Và cũng như vậy cho các lần ban hành tiếp theo khi có bất cứ sự thay đổi nào trong hệ thống văn bản.
Bài Tập lớn 47
định gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, Hệ thống có rất nhiều biểu mẫu khiến cho người thực hiện phải luôn bận rộn và tìm cách hợp thức bằng việc điền các thông tin vào biểu sau khi các hoạt động thực tế đã diễn ra. Ví dụđể chứng tỏ có bằng chứng là đã tiếp nhận
đầy đủ các cuộc gọi điện thoại của khách hàng, nhân viên bán hàng sau một thời gian nhất định mới ghi lại nội dung một vài cuộc điện thoại vào biểu theo dõi, mặc dù trước
đó nội dung này đã được chuyển tới người có trách nhiệm để giải quyết. Và những việc tương tự như vậy cũng xảy ra đối với một số quy trình như: quy trình đào tạo, quy trình kiểm soát tài liệu nội bộ.... Điều đó đã làm cho việc thực hiện ISO còn mang tính hình thức. Đối với bản thân những người thực hiện, nhất là đối với công nhân trực tiếp thì việc bắtbuộc đọc và ghi nhớ những quy định trong văn bản ISO là một điều khó khăn. Khi có những yêu cầu mới được quy định trong văn bản, người thực hiện hoặc do ngại hoặc do không quan tâm nên không nắm được cũng như không hiểu rõ nội dung của các yêu cầu đó. Thực tế cho thấy, hầu như chỉ có một số bộ phận và cá nhân có trách nhiệm trong việc duy trì thực hiện ISO là hiểu và thực hiện theo đúng các quy định của ISO, còn lại chỉ thực hiện khi có các tác động từ bên ngoài như: Chuẩn bị được đánh giá hoặc sau khi được đánh giá và được yêu cầu các hành động khắc phục; được cấp trên yêu cầu; thúc giục thực hiện... Điều đó đã làm giảm tính tích cực và hiệu quả mong muốn của hệ thống và gây khó khăn cho lãnh đạo trong việc duy trì vận hành hệ thống.
Khi thực hiện quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn còn hạn chế về mặt tổng hợp chi phí chất lượng. Công ty mới chỉ tổng hợp được một số loại chi phí chất lượng như:
- Chi phí đầu tư cho việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. - Chi phí kiểm định.
- Chi phí cho việc khen thưởng với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm.
Do vậy, còn rất nhiều các khoản chi phí chất lượng chưa được công ty tổng hợp công ty cấn có các biện pháp hữu hiệu trong công việc tổng hợp chi phí chất lượng nhằm đảo bảo đạt được chất lượng sản phẩm nhưng chi phí cho vấn đề chất lượng cũng phải hợp lý.
Một khó khăn khác trong thực hiện ISO tại công ty NatSteelVina là do điều kiện
đặc thù của công ty. Là công ty liên doanh mà bên phía nước ngoài làm giám đốc, nên việc tính toán đầu tư phát triển chỉ mang tính ngắn hạn và thực dụng đem lại lợi ích
Bài Tập lớn 48
trước mắt, còn việc đầu tư cho mục tiêu phát triển lâu dài không được chú trọng. Điều
đó gây khó khăn cho việc lập và thực hiện các kế hoạch phát triển các nguồn lực mang tính chiến lược lâu dài.
Trên đây là một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế áp dụng ISO tại công ty NSN. Mặc dù còn có những mặt hạn chế và chưa đem lại hiệu quả rõ rệt như mong muốn, nhưng có thể nói rằng áp dụng ISO đã đem lại cho công ty một cách quản lý khoa học, trang bị cho lãnh đạo công ty các công cụ quản lý tốt hơn, đồng thời giúp cho mỗi cá nhân trong hệ thống hiểu rõ hơn về công việc, có cách thức suy nghĩ và nhìn nhận vấn
đề tổng thể hơn, từđó nâng cao được hiệu quả hoạt động của mỗi cá nhân và của cả hệ
thống, giúp cho hệ thống chất lượng của công ty được duy trì và không ngừng cải tiến. Sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường, cùng với việc chuyển đổi cơ
chế quản lý kinh tế ở nước ta và những bước đi chập chững của công ty trong cơ chế
mới, công ty thực sựđã gặp phải không ít những khó khăn.
- Chất lượng sản phẩm của công ty còn chưa ổn định, tỷ lệ phế phẩm vẫn còn do đó đã có ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của công ty.
- Một số thiết bị công nghệ đã lạc hậu so với thời đại do vậy đã làm chất lượng sản phẩm kém, giá thành sản phẩm cao, rất khó cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như
thị trường quốc tế.
- Công tác đào tạo của công ty chưa được coi trọng, những hiểu biết của công nhân về
chất lượng sản phẩm còn mơ hồ.
- Công tác quản lý chất lượng còn mang đậm công tác quản lý cũ mà chủ yếu dựa vào công tác kiểm tra chung chung chưa được cụ thể hoá thấy cái gì thì mới làm cái đó, đôi khi chưa hiểu một cách cụ thể dẫn đến việc áp dụng một cách không có hiệu quả các phương pháp quản lý. Là công ty liên doanh nên việc thường xuyên thay đổi lãnh đạo cấp cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi các chiến lược hoạt động của công ty.