- Thước Blumeleiss gồm:1 ống ngắm; 2 Kim chỉ kết quả đo cao; 3 Nút hãm, mở kim; 4 Hệ thống thang thước chiều cao ứng với các cự ly ngang
H, = h Sin2υ (υ là góc dốc)
3.2. KHÁI NIỆM LÂM PHẦN
Lâm phần là một mảng rừng mà đặc trưng kết cấu bên trong đồng nhất và khác biệt rõ nét với xung quanh. Với khái niệm này, một mảng rừng chỉ được coi là lâm phần khi có sự thuần nhất về kết cấu tầng cây gỗ, cây bụi, thân thảo...Một lâm phần như vậy chỉ tồn tại trên những diện tích hẹp, ít có ý nghĩa trong thực tiễn. ỞĐức người ta lấy rừng cây làm đơn vịđiều tra.
Rừng cây đó là tổng thể các cây gỗ, sinh trưởng phát triển trên diện tích nào
đó trong phạm vi một lô.
Rừng tự nhiên lá rộng nước ta khác tuổi và mức độ hỗn giao lớn, dạng rừng rất phức tạp, thường có nhiều tầng không tách biệt và khép tán theo chiều thẳng đứng. Vì vậy, ít khi nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khái niệm lâm phần, mà chỉ phù hợp với đơn vị rừng cây nhưđã nói ở trên.
Theo Đồng Sỹ Hiền (1974), đơn vị điều tra rừng của ta phải là cây rừng. Tác giả đã giải thích khái niệm này như sau: “ Trong thực tiễn rừng nhiệt đới nước ta, chỉ cần có những cây dù khác tuổi, khác loài mọc thành rừng, nghĩa là cùng nhau sinh trưởng trên một diện tích nào đó với một mật độ nhất định, hình thành một tàn che, thì có thể tạo thành hoàn cảnh rừng và khoảnh rừng ấy hình thành một đơn vị sinh vật học, một lâm phần có những quy luật xác định”.
Xem xét khái niệm lâm phần trong thực tiễn điều tra và kinh doanh rừng ở
nước ta, đồng thời phân tích đặc điểm rừng nước ta, có thể thấy, dù là rừng tự
nhiên hỗn giao, khác tuổi hay rừng trồng thuần loài đều tuổi thì lô là đơn vịđo tính cơ bản của điều tra rừng ở nước ta.