Đặc điểm đo tính cây đứng và công thức cơ bản xác định thể tích thân cây đứng

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐIỀU TRA VÀ PHÂN LOẠI RỪNG potx (Trang 56 - 57)

- Nhóm IV: Rừng nguyên sinh đây là trạng thái rừng giàu, ký hiệu

3.1.2.1.Đặc điểm đo tính cây đứng và công thức cơ bản xác định thể tích thân cây đứng

3.1.2.1. Đặc đim đo tính cây đứng và công thc cơ bn xác định th tích thân cây đứng thân cây đứng

Cây đứng là cây gỗ đang sinh trưởng và phát triển bình thường trên mặt

đất. So với cây ngả việc đo tính cây đứng có đặc điểm:

- Rất khó đo trực tiếp đường kính ở những vị trí tuỳ ý trên thân cây với

độ chính xác mong muốn.

- Không thể đo trực tiếp chiều cao chính xác của cây trừ trường hợp cây còn non.

Nhưng việc xác định thể tích thân cây không thể bỏ qua hai nhân tố: Chiều cao và đường kính thân cây.

Để đo đường kính người ta chọn một vị trí nào đó trên phần gốc cây làm chuẩn. Vị trí thường chọn là độ cao cách cổ rễ cây 1,3 m. Trừ những một số

nước như Anh, Mỹ (1,37m) Nhật (1,27m). Sở dĩ chọn vị trí quy chuẩn để đo

đường kính ở vị trí 1,3m vì:

- Độ cao 1,3m tương ứng với tầm cao ngang ngực của người có tầm vóc trung bình, nên dễ thao tác khi đo.

- Ở vị trí 1,3m ít bịảnh hưởng của bạnh gốc nên độ chính xác cao hơn.

Để đo chiều cao người ta sử dụng các công cụ chuyên dụng gọi là thước đo cao. Các thước đo cao được chế tạo theo một trong hai nguyên lý: Hình học hoặc lượng giác.

Từ đường kính quy chuẩn (dj) và chiều cao h thiết lập một thể viên trụ

tưởng tượng có chiều cao bằng chiều cao thân cây, còn tiết diện đáy bằng tiết diện ngang thân cây lấy ở vị trí quy chuẩn. Thể tích hình viên trụ này lớn hơn thể tích thực thân cây rất nhiều. Do đó thể tích viên trụ phải được nhân với một hệ số giảm nào đó để được thể tích sát với thể tích thực của thân cây.

Điều tra rừng đã tìm ra hệ số đó và đặt tên là hình số (fj). Như vậy thể tích thân cây đứng được xác định bằng công thức:

V = (Π/4)dj2.h.fj = (1/4Π).Cj2.h.fj = gj.h.fj

Đó là công thức cơ bản xác định thể tích thân cây đứng. Khi đo dường kính ở vị trí 1,3m thì:

V = (Π/4)d1.32.h.f1.3 = (1/4Π).C1.32.h.f1.3 = g1.3.h.f1.3

Công thức trên được gọi là công thức kinh điển xác định thể tích thân cây

đứng.

Thể tích thân cây đứng được cấu thành ba nhân tố: đường kính (chu vi, tiết diện ngang) chiều cao và hình số. Trong đó đường kính có thể đo dễ dàng với độ chính xác mong muốn. Chiều cao xác định bằng các dụng cụ đo cao chuyên dùng với độ chính xác cho phép trong điều tra rừng. Hình số không xác định trực tiếp được mà phải xác định gián tiếp qua những nhân tố dễ đo khác.

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐIỀU TRA VÀ PHÂN LOẠI RỪNG potx (Trang 56 - 57)