Dụng cụ và kỹ thuật đo đường kính

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐIỀU TRA VÀ PHÂN LOẠI RỪNG potx (Trang 57 - 58)

- Nhóm IV: Rừng nguyên sinh đây là trạng thái rừng giàu, ký hiệu

3.1.2.2. Dụng cụ và kỹ thuật đo đường kính

Dụng cụ đo đường kính thân cây đứng là thước kẹp kính, thước dây đo

đường kính và thước kẹp kính phần lan (thước kẹp kính cong)

+ Thước kẹp kính: Cấu tạo được trình bày ở mục 1.2. Sử dụng : Đặt ba bộ

+ Thước kẹp kính cong (còn gọi là thước kẹp kính Phần Lan): Cấu tạo: gồm ba bộ phận : tay nắm, chân thước thẳng, chân thước cong có khắc vạch. Sử

dụng: Tay trái nắm cán thước và đưa ra xa tới mức có thể được rồi áp vào thân cây tại vị trí cần đo đường kính.

Ngắm một tia ngắm song song với chân thước thẳng và tiếp tuyến với mặt bên thân cây rồi đọc kết qủa ở điểm cắt của tia ngắm trên chân thước cong.

Thước này có ưu điểm: Không có bộ phận nào di động nên nó bền vững và hạn chế sai số.

* Lưu ý khi đo đường kính.

- Kiểm tra thước trước khi đo. Sau một thời gian sử dụng thước đo đường kính có thể mắc một số khuyết tật như vạch chia bị mờ, chân thước di động không đảm bảo thẳng góc với thân thước. Trường hợp này sẽ mắc sai số âm (kết quả đo nhỏ hơn giá trị thực).

- Phải đặt thước ở đúng vị trí cần đo. Do đường kính giảm dần từ gốc đến ngọn cây nên đặt thước sai vị trí cần đo sẽ làm kết quả đo bị sai lệch.

- Phải đặt thước luôn thẳng góc với trục dọc thân cây khi đo mới tính được tiết diện ngang đúng với khái niệm của nó.

- Phải đọc hoặc ghi kết quả rồi mới rút thước ra khỏi thân cây để tránh sai số

do dịch chuyển chân thước di động gây ra và tránh nhầm lẫn.

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐIỀU TRA VÀ PHÂN LOẠI RỪNG potx (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)