Đo chiều cao thân cây đứng

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐIỀU TRA VÀ PHÂN LOẠI RỪNG potx (Trang 58 - 59)

- Nhóm IV: Rừng nguyên sinh đây là trạng thái rừng giàu, ký hiệu

3.1.2.3. Đo chiều cao thân cây đứng

Chỉ có thể đo trực tiếp chiều cao thân cây ở những cây nhỏ (thấp dưới 10m) bằng thước sào. Thước gồm nhiều ống thép (nhựa) lồng vào nhau, khi cần có thể kéo dần từng đoạn nối tiếp nhau. Cách sử dụng: Một người đứng sát gốc cây lần lượt kéo từng đoạn

thước áp sát vào thân cây. Người thứ

hai đứng xa cây để giám định điểm cần

đo chiều cao trùng với đầu trên cuả

thước rồi báo cho người thứ nhất đọc kết quả trên thước. Phương pháp này cho kết quả chính xác nhưng mất nhiều thời gian, công sức và chỉ đo được những cây có chiều cao dưới 10m. Để

điều tra rừng còn phổ biến một loại dụng cụ gọi là thước đo cao. Thước đo cao

được chế tạo theo nguyên lý hình học hoặc lượng giác. * Thước đo cao nguyên lý lượng giác

- Nguyên lý đo cao lượng giác:

Gọi AC = h chiều cao của cây, MN độ cao tầm mắt người đo, NC = l là khoảng cách từ người đo đến tâm của cây (cự ly ngang) BC độ cao tầm mắt tương ứng trên thân cây (hình bên)

Theo nguyên lý lượng giác ta có: h= AC = AB +BC

h = l.tgα + l.tgβ h = l.( tgα + tgβ)

Đo trên đất dốc: h = l.( tgα - tgβ) Vậy h = l.( tgα +(-) tgβ).

Theo nguyên lý này có thể xác định được chiều cao của cây nếu biết khoảng cách từ vị trí đứng đo đến tâm cây (l), góc nhìn khi ngắm ngọn cây (α) và gốc cây (β). Thước đo cao theo nguyên lý lượng giác chính là một bảng tính sẵn chiều cao ứng với các góc nhìn và cự ly ngang khác nhau. Thước đo cao theo nguyên lý lượng giác gồm: Blume-leiss, Haga, Sunto.

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐIỀU TRA VÀ PHÂN LOẠI RỪNG potx (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)