Phân loại rừng theo V.N Sucasép

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐIỀU TRA VÀ PHÂN LOẠI RỪNG potx (Trang 30 - 32)

Vào những năm 1922 – 1925 V.N. Sucasép đã tiến hành phân loại kiểu rừng. Sau đó đã phát triển và hoàn thiện phân loại này vào năm 1958, khi đó chưa xây dựng được học thuyết về quần lạc sinh địa.

Phân loại rừng của V.N. Sucasép được ứng dụng để xác định và mô tả

các kiểu rừng trong điều tra quy hoạch rừng ở phía Bắc Nga trong 70 năm qua. Qua thời gian ứng dụng vào thực tế phân loại kiểu rừng của V.N. Sucasép đẵ bộc lộ những ưu và nhược điểm sau:

Khác với G.F. Môrôdốp - người xây dựng kiểu rừng dựa theo loài cây gỗ và điều kiện hoàn cảnh hoặc điều kiện đất đai, V.N. Sucasép đã xuất phát từ nguyên tắc phân loại dựa trên những đặc trưng cơ bản của quần lạc thực vật rừng.

V.N. Sucasép cho rằng vai trò quyết định là mối quan hệ trong quần xã, là sự đấu tranh để cùng tồn tại giữa các sinh vật với nhau trong quần xã và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh. Ông ta cũng đã bổ sung thêm về khả

năng tự điều hoà và tính tự lập lớn lao của các quần thể trong quần xã. Cũng chính là ông đã phân loại khả năng cấu thành quần xã thực vật rừng. Vào năm 1925 V.N. Sucasép đã công nhận đề xuất của G. Gams và T.Φiz về sự phân chia các nhân tố sinh thái thành hai nhóm trực tiếp và gián tiếp:

• Nhóm các nhân tố có tác động trực tiếp (nhân tố hình thành hoàn cảnh) bao gồm:

1. Ánh sáng, nhiệt độ và độẩm không khí, O2, CO2

2. Các chất dinh dưỡng trong đất, độẩm đất, không khí đất

3. Các sinh vật ăn chồi, cắt, phát cỏ, lửa rừng, sự dẫm đạp động vật 4. Sự cạnh tranh trong không gian đó

• Nhóm các nhân tố có tác động gián tiếp bao gồm: 1. Đại và tiểu địa hình

2. Đại và tiểu khí hậu

3. Điều kiện đất đai (đá mẹ, thổ nhưỡng, nước ngầm 4. Điều kiện sinh vật: Động vật, con người

5. Các hiện tượng tự nhiên khác của hoàn cảnh xung quanh

Năm 1925 V.N. Sucasép đã đưa ra khái niệm về kiểu rừng như sau:

”Kiểu rừng là những lâm phần có sự đồng nhất về tất cả các đặc trưng quan trọng như: thành phần loài cây gỗ, sự sinh trưởng, cây bụi, thảm tươi...” và trên cơ sở lý thuyết này hệ thống phân loại quần lạc thực vật đã được xây

dựng. Cách đặt tên gọi theo loài cây hoặc nhóm loài cây ưu thế của tâng cây gỗ và sau đó theo một trong những thực vật chỉ thị chủ yếu của tầng thảm tươi cây bụi.

Ví dụ: Rừng Thông – Si mua hoặc Rừng Thông – chua me

Ưu điểm: Phân chia rõ ràng, dễ nhớ nên áp dụng rộng rãi

Nhược điểm: Hệ thống phân loại này của V.N. Sucasép chưa chú ý đến các nhân tố quan trọng như địa hình, thổ nhưỡng, đá mẹ, nước ngầm và khí hậu ( như tác động của gió và có nhiều trường hợp thực vật chỉ thị bị thay đổi do các nhân tố khác và việc xác định các thực vật chỉ nhiều người chưa có sự

thống nhất do đó có nhiều cách gọi tên khác nhau và nói chung là vận dụng vào thực tế khó khăn. Chính vì vậy nên xác định kiểu rừng không chính xác và đề xuất các giải pháp kinh doanh có phần hạn chế.

Sau một thời gian dài, các quan điểm của V.N. Sucasép cũng có sự thay

đổi như năm 1942 ông ta viết: ”Đôi khi không nên đưa khái niệm điều kiện hoàn cảnh vào quần lạc thực vật rừng, coi quần lạc thực vật rừng và quần lạc

địa lý là hai khái niệm khác nhau, có quy luật phát triển khác nhau, mặc dầu chúng có ảnh hưởng lẫn nhau (là nguyên nhân của nhau). Sau này khi xác

định kiểu rừng V.N. Sucasép đã phải tính đến đất và độ ẩm, nhưng số chỉ tiêu vẫn chưa được đề cập đến. Cuối cùng năm 1950 V.N. Sucasép đã xác định ”kiểu rừng là những khoảnh rừng có sự đồng nhất về tổ thành loài cây cao, về

các tầng thực vật khác và động vật, vi sinh vật, về tổ hợp các điều kiện thực vật rừng (khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện thuỷ văn), về các mối quan hệ giữa các thực vật với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh, về các quá trình phục hồi và hướng diễn thế rừng, cho nên trong các điều kiện kinh tế xã hội như nhau sẽ yêu cầu các biện pháp tác động như nhau.

Nhưng trong khái niệm kiểu rừng bao gồm tất cả quần xã thực vật và

động vật, cả điều kiện nơi mọc (trừ nhân tố địa hình là chưa đưa vào). Số

lượng các nhân tố để xác định kiểu rừng thì rất nhiều (hàng trăm, hàng ngàn), nhưng các chỉ tiêu đánh giá về điều kiện độ ẩm đất lại không đưa vào. Sau năm 1950, phân loại rừng của V.N. Sucasép được sử dụng ở thực tế của nhiều nước. Song đối với vùng núi và vùng nhiệt đới phân loại này tỏ ra không thích hợp (I.S. Mêlêkhốp, V.G. Atrô-khin).

Năm 1964 V.N. Sucasép đã viết: ”Chỉ có G.F. Môrôdốp hiểu đầy đủ ý nghĩa của tất cả hoàn cảnh xung quanh của rừng và các mối quan hệ của rừng.

địa”. Ông ta cũng đã công nhận rằng: kiểu rừng của G.F. Môrôdốp bao gồm quần lạc thực vật và điều kiện nơi mọc cũng chính là đã có quần lạc sinh địa.

Năm 1972 V.N. Sucasép đã chỉ ra: ”trước hết phải chú ý rằng các phân loại quần lạc sinh địa và quần lạc thực vật không phải là một và cũng chính là một, vì quần lạc thực vật chỉ là một thành phần của quần lạc sinh địa. Vì vậy, những nguyên tắc phân loại quần lạc sinh địa và quần lạc thực vật phải khác nhau”. V.N. Sucasép đã xây dựng một hệ thống phân loại quần lạc sinh địa của các kiểu rừng mà đến nay vẫn còn nổi tiếng: ”Phân loại quần lạc sinh địa của các kiểu rừng cần được xây dựng trên mức độ giống nhau về các quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong các quần lạc sinh địa rừng. Sự trao đổi năng lượng và vật chất bên trong quần lạc sinh địa và giữa các quần lạc sinh địa với các hiện tượng tự nhiên khác, nó sẽ biểu hiện sự giống nhau của tất cả các thành phần, các quần lạc sinh địa cũng như cấu trúc phức tạp của chúng.

Viện sĩ V.N. Sucasép đã có những cống hiến rất lớn cho khoa học, trước hết là cho nghiên cứu hệ thực vật ở các nước và vào thời kỳ cuối đời ông đã xây dựng xong học thuyết về quần lạc sinh địa như đề xuất của nhà bác học G.F. Môrôdốp về hệ sinh thái.

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐIỀU TRA VÀ PHÂN LOẠI RỪNG potx (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)