- Nhóm IV: Rừng nguyên sinh đây là trạng thái rừng giàu, ký hiệu
2.3.7. Phân chia rừng theo hình thức sở hữu
Chế độ sở hữu là yếu tố quyết định quan hệ sản xuất trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Trong xã hội TBCN chế độ sở hữu về rừng và
đất rừng là sở hữu tư nhân, nó phục vụ lợi ích của nhà tư bản và do nhà tư bản quyết định. Trong xã hội XHCN toàn bộ rừng và đất rừng là sở hữu toàn dân nó phục vụ lợi ích cho toàn xã hội trong việc cung cấp lâm sản và các mặt tác dụng có lợi khác ở nước ta từ năm 1954 rừng và đất rừng thuộc sở hữu toàn dân và hình thức sở hữu cũng chủ yếu thuộc các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên do địa bàn sản xuất Lâm nghiệp rất rộng lớn, lực lượng sản xuất nghề rừng chưa phát triển tương xứng với hình thức sản xuất hoàn toàn quốc doanh. Mặt khác phát triển nghề rừng phải gắn liền với phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn miền núi. Hay nói cách khác nghề rừng là một nghề mang tính chất xã hội cao. Vì vậy từ năm 1982 trong quyết định 184/HĐBT và chỉ
thị 29/CT/TW, Nhà nước ta đã chính thức giao quyền sử dụng kinh doanh rừng và đất rừng cho các thành phần kinh tế khác nhau: Quốc doanh, tập thể
và hộ gia đình thông qua việc đẩy mạnh công tác giao đất.
Việc phân cấp cho địa phương quản lý, thực hiện giao đất rừng, tổ chức thâm canh, sử dụng tổng hợp và có hiệu quả làm hàng triệu ha rừng và đất trống đồi núi trọc là thực hiện yêu cầu chiến lược về sử dụng lao động và phâm bổ lại lao động, gắn chặt lao động với đất đai tạo ra chuyển biến mới trong sản xuất lâm nông nghiệp, mở mang các ngành nghề, thúc đẩy những biến đổi căn bản về kinh tế xã hội ở miền núi, trung du, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng. Giao đất giao rừng thực chất là tổ chức lại sản xuất lâm nghiệp gắn chặt lâm nghiệp với nông nghiệp và công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến xác lập trách nhiệm làm chủ cụ
thể của từng đơn vị sản xuất, từng người lao động trên từng đơn vị diện tích
đất đai, chuyển lâm nghiệp từ trạng thái tự nhiên hoang dã sang kinh doanh có tổ chức, có kế hoạch và từng bước đi vào thếổn định.
Các đơn vị được giao đất rừng có quyền làm chủ và sử dụng phần diện tích được giao song việc tổ chức sản xuất phải tuân thủ theo quy hoạch và kế
hoạch chung trên phạm vi lãnh thổ của một cấp quản lý nhất định.
Tuy nhiên để thuận tiện về mặt quản lý kinh doanh, điều chế rừng cần phân chia rừng và đất rừng theo các loại hình sở hữu (quản lý và sử dụng) khác nhau với ranh giới rõ ràng và ổn định, bao gồm:
- Rừng tập thể (HTX, TĐSX, trường học, quân đội. . . ) - Rừng thuộc hộ gia đình