Các kiểu rừng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đớ

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐIỀU TRA VÀ PHÂN LOẠI RỪNG potx (Trang 34 - 36)

Về cơ sở lý luận, phân loại rừng chủ yếu được xuất hiện ở những vùng có băng và có tuyết thuộc khí hậu ôn đới. Vùng không có tuyết thuộc khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới còn rất ít những phân loại rừng. Ở vùng ôn đới các hệ

thống phân loại rừng đều dựa trên cơ sở các loài cây ưu thế, các kiểu rừng

được chia theo các loài ưu thế và theo thành phần thực vật nói chung. Còn ở

vùng nhiệt đới, á nhiệt đới có rất nhiều loài cây mọc và tạo thành nhiều quần thể hoặc quần xã thực vật, có thể hàng trăm, hàng ngàn loài cây khác nhau và không có loài nào chiếm ưu thế. Vì vậy nếu phân loại rừng theo thành phần loài cây sẽ không những gặp nhiều khó khăn mà còn phải tiến hành phân ra hàng trăm kiểu phụ. Như vậy sẽ khó khăn cho việc đề xuất các biện pháp kinh doanh cho mỗi kiểu rừng.

Đối với các khu rừng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nếu có điều kiện nơi mọc (điều kiện lập địa) giống nhau thì thường có chiều hướng giống nhau về hình dạng bên ngoài và những đặc trưng cấu trúc. Vì vậy nhưng phân loại rừng ở nhiệt đới đều dựa theo quan điểm sinh thái trên cơ sở điều kiện nơi mọc. Qua thực tế những phân loại thảm thực vật theo cấu trúc hình thái đã có chứng tỏ nhiều khả năng nhiều ích lợi hơn so với những phân loại dựa theo thành phần loài cây. Hình thái bên ngoài của thảm thực vật (độ ẩm, độ che phủ của rừng, đất không có rừng...) và đặc điểm cấu trúc (thường xanh, lá

rộng, lá kim...) của nó được áp dụng rộng rãi để mô tả và xây dựng bản đồ

thảm thực vật của nhiều nước trên thế giới và bản đồ thảm thực vật thế giới.

Đến nay, đã có nhiều người phân loại rừng nhiệt đới theo cấu trúc hình thái, trong số đó có hệ thống phân loại của Muller Dombu và Ellenberg (1971) đã được xác lập trên quan điểm cấu trúc hình thái. Qua đó cũng có thể

cho chúng ta thấy phân loại cấu trúc hình thái có liên quan đến các nhân tố

của hoàn cảnh xung quanh, đặc biệt là với hai nhân tố nhiệt độ, lượng mưa và với kiểu mùa mưa. Phân loại rừng theo đặc điểm cấu trúc ngoại mạo không chỉ thuận lợi ở một vùng rộng mà còn thuận lợi cho việc phân loại rừng ở

mức độ thấp (Vip. 1970), đặc biệt khi xác định hoàn cảnh xung quanh.

Dưới đây là một hệ thống phân loại rừng đơn giản của L.Vepb (1968) áp dụng cho vùng nhiệt đới và á nhiệt đới miền đông nước Australia.

Phân loại rừng và đất gần rừng (theo cấu trúc hình thái) • Rừng kín:

A - Rừng thường xanh:

1. Rừng mưa nhiệt đới

2. Rừng thường xanh theo mùa nhiệt đới và á nhiệt đới 3. Rừng nhiệt đới và á nhiệt đới nửa rụng lá

4. Rừng mưa mùa á nhiệt đới 5. Rừng ngập mặn (vùng đầm lầy) 6. Rừng mưa thường xanh vùng ôn đới

7. Rừng lá rộng thường xanh theo mùa ôn đới 8. Rừng lá kim thường xanh theo mùa ôn đới B- Rừng lá rộng:

1. Rừng lá rộng vùng khô nhiệt đới và á nhiệt đới

2. Rừng lá rộng vùng lạnh với các loài cây thường xanh 3. Rừng lá rộng vùng lạnh không có các cây thường xanh C- Rừng đặc biệt chịu hạn:

1. Rừng với những cây chịu hạn ưu thế

2. Rừng gai

3. Rừng với những cây mọng nước chiếm ưu thế

• Đất rừng

A - Đất rừng với những loài cây thường xanh: • Cây bụi

- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (rừng mưa nhiệt đới): Rừng này rất đa dạng sinh học, đặc điểm phân bố tầng thứ rõ rệt (tầng cây cao, tầng chủ yếu, tầng dưới tán).

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐIỀU TRA VÀ PHÂN LOẠI RỪNG potx (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)