Cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý của Xí nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý công nợ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (Trang 33 - 35)

I. Đặc điểm tình hình kinh doanh của xí nghiệp

1.3.1.Cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý của Xí nghiệp

Xí nghiệp ô tô 2-9 là đơn vị chi nhánh vì vậy đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Xí nghiệp phải có một bộ máy quản lý gọn gàng, đơn giản nhưng chặt chẽ giúp cho việc quản lý dễ dàng. Bộ máy quản lý của Xí nghiệp gồm: đứng đầu là giám đốc, sau đó là phó giám đốc, và các phòng ban phân xưởng.

1/ Giám đốc Xí nghiệp: Là người đại diện pháp nhân của Xí nghiệp, phải chịu trách nhiệm trước công ty Hồ Tây, trước pháp luật và nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Xí nghiệp như tài chính, kế hoạch, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh...

2/ Phó giám đốc Xí nghiệp: Là người dưới quyền giám đốc trực tiếp điều hành giải quyết các công việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý thiết bị, vật tư theo sự phân công của giám đốc.

3/ Phòng kỹ thuật công nghệ: Làm công tác quản lý về mặt kỹ thuật sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, đảm bảo nhiên liệu vật tư và phụ tùng thay thế.

4/ Phòng tài chính - kế toán : Tiến hành hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh, tập hợp toàn bộ chi phí phục vụ cho việc tính giá thành, xác định kết quả và các khoản thu chi một cách hợp lý, thực hiện thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên hàng tháng, quyết toán về tài chính với công ty Hồ Tây, thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước.

5/ Các phân xưởng: Là nơi diễn ra hoạt động sản xuất dưới sự giám sát của quản lý phân xưởng

Sơ đồ bộ máy quản lý của Xí nghiệp ô tô 2-9

Giám đốc Phó giám đốc Phòng KT-TC Phòng kỹ thuật công nghệ Phân xưởng động cơ Phân

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý công nợ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (Trang 33 - 35)