Ảnh hưởng các nhân tố khách quan đến công nợ

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý công nợ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (Trang 25 - 28)

Các nhân tố khách quan là các nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

Có rất nhiều những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến công nợ, dưới đây chúng ta sẽ xem xét một số những nhân tố sau:

* Môi trường kinh doanh

Doanh nghiệp đóng vai trò là chủ thể của nền kinh tế, do đó đây thực sự là một hệ thống các nhân tố ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển, nếu môi trường kinh doanh phù hợp thì nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, ngược lại thì nó kìm hãm thậm chí có thể đưa doanh nghiệp đến chỗ làm ăn thua lỗ hoặc phá sản. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh có những thay đổi, biến động thì công tác tổ chức tài chính của doanh nghiệp cũng phải có những biến đổi phù hợp, đó là việc đưa ra những giải pháp, những cách thức mới trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn tài chính thích ứng với đòi hỏi của thị trường nhằm đạt tới mục tiêu lợi nhuận, mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp do đã huy động, đồng thời nâng cao uy tín doanh nghiệp.

+ Sự ổn định của nền kinh tế, của hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế của nhà nước:

Đây được coi là môi trường pháp lý quan trọng cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, thể hiện chủ trương, đường lối về kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Môi trường pháp lý bình đẳng, thông thoáng, rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi và đòi hỏi doanh nghiệp phát triển, ngược lại gây khó khăn thậm chí kìm hãm. Khi đó thì các khoản phải thu và phải trả của doanh nghiệp cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh như trên đó là một doanh nghiệp sẽ thu được đầy đủ các khoản nợ và thanh toán đầy đủ các khoản nợ của mình khi đó doanh nghiệp sẽ làm ăn phát đạt, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường ngày càng được củng cố. Ngược lại khi có sự biến động của nền kinh tế thì tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, các cá nhân đề bị ảnh hưởng với các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mối liên hệ với môi trường bên ngoài. Thực tế cho thấy khi nền kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng có nhiều biến động về tình hình tài chính thì khả năng thanh toán giảm. Do đó các giao dịch buôn bán thường được diễn ra dưới hình thức trả chậm, công nợ phát sinh nhiều và có thể tạo nên dây truyền công nợ giữa các doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế, các cá nhân.

Hệ thống luật pháp về kinh tế nói chung và hệ thống luật pháp về ngân hàng nói riêng nếu chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp ký kết được các hợp đồng kinh tế an toàn, các khoản nợ sẽ thu hồi được đầy đủ và nhanh chóng, các khoản huy động từ ngân hàng với mức lãi suất thấp và ổn định sẽ giúp doanh nghiệp tăng vốn để có thể mở rộng quy mô kinh doanh.

+ Sự biến động của các nhân tố giá cả, lãi suất, thuế... ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý cong nợ của doanh nghiệp.

Đây là các nhân tố thuộc môi trường kinh tế, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được đặt trong bối cảnh cụ thể như phát triển hay suy thoái của nền kinh tế, mỗi sự thay đổi của các

nhân tố trên đều dẫn đến tác động tích cực hay tiêu cực. Nếu giá cả, lãi suất và thuế đưa ra phù hợp với doanh nghiệp thì sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và khi đó các khoản công nợ của doanh nghiệp cũng được thanh toán đầy đủ đúng thời hạn. Ngược lại thì các khoản thanh toán sẽ không được thanh toán đầy đủ đúng hạn và doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất, các khoản phải thu thì sẽ không thu được dẫn đến công tác tổ chức quản lý công nợ gặp nhiều khó khăn.

+ Môi trường hợp tác, hội nhập kinh tế:

Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, sự phụ thuộc về kinh tế và quan hệ kinh tế là tất yếu. Sự hợp tác và hội nhập quốc tế mở ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội để mở rộng thị trường, liên kết sản xuất, thu hút vốn đầu tư nhưng nó cũng trở thành thách thức cho doanh nghiệp trong một môi trường mới đầy biến động và rủi ro, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động trong hợp tác và hội nhập, tự hoàn thiện để nâng cao uy tín và chất lượng trong quan hệ kinh tế quốc tế.

Để thuận tiện cho quá tình hợp tác và hội nhập thì hệ thống luật pháp trong nước phải chặt chẽ thì mới bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp, còn nếu lỏng lẻo thì rủi ro cho các doanh nghiệp sẽ cao. Khu vực thì có các chế tài về kinh tếa và ngoại thương nếu đưa ra phù hợp với các doanh nghiệp thì sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, các khoản nợ sẽ được thanh toán đầy đủ đúng thời hạn, ngược lại sẽ kìm hãm các doanh nghiệp và rủi ro trong thanh toán sẽ cao.

Các hiệp định song phương hoặc đa phương khi ký kết giữa cqác quốc gia mà được xem xét kỹ lưỡng thì sẽ hạn chế được rủi ro cho các doanh nghiệp. Trong đó có quan hệ hàng hoá - tín dụng ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên phạm vi rộng thì sự biến động của nền kinh tế thế giới hay nền kinh tế khu vực cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp

đến nền kinh tế trong nước từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

* Nhu cầu của khách hàng: Hiện nay trên thị trường tồn tại hiện tượng "trăm người mua vạn người bán", hơn nữa doanh nghiệp nào cũng trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh, phải đi huy động từ các nguồn khác ngoài vốn chủ sở hữu, nên các doanh nghiệp luôn có xu hướng đi chiếm dụng vốn của các đối tác (doanh nghiệp khác) trong một thời gian nhất định nhằm phục vụ cho nhu cầu, mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp muốn bán được hàng thì một công cụ, đòn bẩy kinh tế có hiệu quả là cấp tín dụng (bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp) cho khách hàng của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định nhằm lôi kéo khách hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

* Chữ tín của doanh nghiệp với các đối tác: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển được thì ngoài các yếu tố cần thiết như chất lượng sản phẩm, mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng... thì một yếu tố vô cùng quan trọng và ngày càng có tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó là chữ tín, chữ tín ở đây không chỉ để cập đến sự đảm bảo chất lượng sản phẩm với khách hàng (quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp) mà còn là sự đảm bảo uy tín trong quan hệ tài chính giữa các đối tác kinh doanh, các tổ chức tín dụng... Vì vậy, công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý công nợ nói riêng phải có kế hoạch huy động, sử dụng và có kế hoạch trả nợ đúng hạn theo cam kết, khi đó doanh nghiệp sẽ có lợi thế trong việc huy động vốn, giảm chi phí huy động vốn, tình hình tài chính ổn định.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý công nợ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (Trang 25 - 28)